Giải pháp kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 76 - 83)

4.4.2.1, Những giải pháp kinh tế - xã hội vĩ mô

a) Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất để phát triển rừng và LSNG Hiện nay việc sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã mang tính tự phát chưa có một quy hoạch tổng thể, việc quy hoạch sử dụng đất phải nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở của kinh tế sử dụng đất. Qua nghiên cứu cho thấy rằng cần phải điều tiết lại qũy đất cho phù hợp về mặt không gian trong việc sử dụng đất như: vùng nào để sản xuất nông nghiệp thuần tuý, vùng nào để sản xuất trồng rừng nguyên liệu, vùng nào trồng rừng kinh tế có

giá trị cao, vùng nào phát triển lâm sản ngoài gỗ, vùng nào kinh doanh tổng hợp, vùng nào để canh tác sản xuất nương rẫy…

b) Hoàn thiện chính sách giao đất và giao, khoán bảo vệ rừng

- Rà soát lại quỹ đất và phúc tra toàn bộ diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn toàn xã.

- Xác định diện tích đất phù hợp để giao cho từng hộ gia đình có nhu cầu trồng rừng, phát triển LSNG.

- Thu hồi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi cần thiết, khi các tổ chức cá nhân đã được cấp đất, nhưng không sử dụng và sử dụng sai mục đích theo luật đất đai.

- Cho thuê hoặc giao quyền sử dụng đất cho người địa phương là những chủ trang trại có nhu cầu mở rộng đất đai, để đầu tư vào sản xuất theo quy mô lớn. - Cấp đất cho thuê đất, dùng để thử nghiệm các mô hình trồng Rừng, LSNG, mô hình sản xuất nông lâm nghiệp mà ở đó hiệu quả sử dụng đất đạt kết quả cao. - Có thể áp dụng chính sách đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, góp phần làm thay đổi bộ mặt dân cư,

- Khuyến khích đầu tư, ưu tiên cấp đất để thực hiện một số hoạt động dự án liên quan đến giải quyết nhiều công ăn việc làm như việc phát triển một số điểm, khu du lịch sinh thái.

Vấn đề giao, khoán quản lý bảo vệ rừng là một trong những chủ trương đúng cần tiếp tục đưa số diện tích rừng chưa giao, chưa có chủ để tiến hành giao cho các hộ gia đình để họ có điều kiện quản lý bảo vệ rừng đồng thời củng cố rừng để thực hiện các mô hình phát triển LSNG dưới tán rừng.

- Giao rừng phải đồng nghĩa với giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hỗ trợ các hộ nông dân trở thành ông chủ thực sự trên mảnh đất của mình - Đưa số diện tích trong rừng đặc dụng khoán bảo vệ cho người dân tạo điều kiện cho người dân có thu nhập từ rừng, thông qua ngân sách của các dự án như 30a, hay dự án 661...

- Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng địa phương quản lý đối với các khu rừng mà cộng đồng quản lý có hiệu quả.

- Phân loại đối tượng rừng, xác định năng suất, sản lượng, mức thu thuế tài nguyên, phương hướng, nhiệm vụ phát triển rừng trước khi giao cho các hộ nông dân.

c) Giải pháp về vốn:

Hầu hết người dân sống gần rừng và ven rừng có đất sản xuất mà chủ yếu là đất đồi, đất sản xuất lâm nghiệp, nhưng lại thiếu vốn, để đầu tư sản xuất kinh doanh, họ có nhu cầu về vốn lớn và lâu dài do đó mà sự hộ trợ về vốn là rất cần thiết có thể đưa ra một số hình thức hỗ trợ vốn như.

- Hỗ trợ lương thực cho người dân thông qua trồng rừng thay thế nương rẫy theo thông tư 52 và Nghị quyết 30a về chính sách cấp gạo cho hộ nghèo khi tham gia nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Hỗ trợ vốn cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Hỗ trợ vốn đầu tư, vốn vay cho hộ gia đình theo mục đích, theo nhu cầu và gắn liền với đối tượng kinh doanh.

- Cần có những chính sách cụ thể về tạo vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

- Xây dựng được quỷ bảo vệ và phát triển rừng cho từng xã để có nguồn quỹ trong đầu tư và thực hiện các hoạt động liên quan đến sản xuất lâm nghiệp.

- Xây dựng nguồn quỷ dân gian thông qua các hội, đoàn thể ở địa phương nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia và cân bằng giới trong các hoạt động sản

xuất kinh doanh.lâm nghiệp, nhất là trong lĩnh vực khai thác, chế biến kinh doanh, phát triển LSNG.

Bên cạnh tạo được các nguồn vốn để hộ trợ cho người dân phát triển sản xuất cũng cần chú ý một cách đúng mức đến việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực trong việc quản lý và sử dụng đồng vốn.

d) Giải pháp về thị trường

Thị trường và quản lý sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của người dân. Đây cũng là công cụ quan trọng để nhà nước tác động trở lại với người dân. Việc hình thành thị trường ổn định, sẽ kích thích đầu tư, phát triển kinh tế hộ. Thị trường LSNG có tinh đặc thù và khác biệt so với thị thường các loại sản phẩm hàng hoá khác và ở nước ta loại thị trường này cũng còn rất mới mẻ. Vì vậy, việc khảo sát và cung cấp thị trường chính xác cho người sản xuất đóng vai trò rất to lớn.

- Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho người sản xuất khai thác các thị trường lớn và ổn định. Phía người sản xuất cũng cần có biện pháp tìm hiểu thêm về thị trường và tổ chức thành các hiệp hội để có thể làm chủ được thị trường và không tư thương áp đặt một cách thụ động. Vấn đề thị trường luôn được các hộ dân quan tâm, nhà nước cần hỗ trợ để xây dựng các hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản, cơ sở thu mua LSNG trong vùng để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, kích thích sự phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này.

- Xây dựng các cơ sở thu mua ổn định và tìm hiểu về các kênh thị trường tiểu thụ sản phẩm LSNG để cung cấp cho người dân, nhằm để tạo điều kiện cho ngưòi dân trực tiếp sản xuất có nhiều sự lựa chọn bán với cái giá phù hợp nhất.

- Cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường, về các cơ hội và những hạn chế. Thông tin kịp thời cho người dân về sự biến động của giá cả, cùng với sự hỗ trợ trong trường hợp họ gặp rủi ro.

- Hỗ trợ thông tin để người dân bán các sản phẩm từ LSNG trên thị trường không bị ép gíá hoặc bị thua thiệt thông qua các giải pháp sau:

- Thông tin các mô hình điển hình làm nghề rừng giỏi, kinh doanh LSNG tốt có lợi nhuận cao mà đảm bảo rừng bền vững để người dân có điều kiện tham quan học hỏi và tổ chức thực hiện.

- Thành lập các hợp tác xã mua bán hoặc hiệp hội những người buôn bán LSNG vừa và nhỏ.

e) Giải pháp về đẩy mạnh chế biến, lưu thông và tiêu thụ

Hiện nay tại 2 xã Hải Phúc, Ba Lòng cũng như 8 xã vùng đệm khu BTTN Đakrông tuy có nguồn tài nguyên LSNG khá dồi dào nhưng chưa có một cơ sở chế biến LSNG nào, các sản phẩm từ rừng chỉ mới dừng ở mức độ tự tiêu thụ nội bộ hoặc bán nguyên liệu thô. Để nâng cao giá trị mặt hàng nông lâm sản nói chung và mặt hàng LSNG nói riêng nên ở các cụm tuyến cần phải thành lập một số tổ chức, có thể dưới hình thức xí nghiệp, hợp tác xã, làng nghề hay hiệp hội,.. để đứng ra làm vai trò kinh doanh trung gian, cho ứng vốn, chế biến, vận chuyển, tìm thị trường đầu ra, giới thiệu sản phẩm của địa phương ra bên ngoài với một đầu mối thống nhất. tạo ra động lực cạnh tranh nhằm tránh cho người dân bị ép giá. Khi việc chế biến vận chuyển được tổ chức quy mô, có hệ thống thì sản phẩm sản xuất ra ổn định hơn cả về số lượng và chất lượng, giá thành hạ hơn, tạo ra chỗ đứng trên thị trường. Chế biến, lưu thông và tiêu thụ có tổ chức, có hệ thống cũng sẽ dễ dàng hơn cho chính quyền trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát, tránh thất thu các khoản nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước. Ngoài việc

mở rộng thị trường, xây dựng các cơ sở chế biến cũng cần quảng bá một vài sản phẩm đặc trưng của địa phương nhằm tạo thương hiệu riêng phổ biến trên thị trường

F) Hỗ trợ các xí nghiệp quy mô nhỏ dựa vào rừng và LSNG

- Tăng cường năng lực quản lý kinh doanh cho các xí nghiệp có quy mô nhỏ bằng các giải pháp như thành lập các hợp tác xã của người sản xuất, các hội người cùng sở thích.

- Cung cấp kinh phí và những khuyến khích khác cho các xí nghiêp hoạt động - Cho các xí nghiệp được cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, giúp họ mở rộng được khả năng, tạo ra được nhiều việc làm, tăng doanh thu và lợi tức đồng thời tăng thu nhập cho chính người dân.

- Xây dựng các mô hình điển hình làm nghề rừng giỏi, kinh doanh LSNG tốt mà đảm bảo rừng bền vững.

g) Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị về kiến thức bản địa

Cùng với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường và quá trình cộng nghiệp hoá hiện đại hoá, những kiến thức bản địa ngày một bị mai một dần và rất dễ bị lãng quên. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để phát hiện và lưu trữ những kiến thức này để phục vụ cho các yêu cầu phát triển xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

Kiến thức bản địa về LSNG tại 2 xã nghiên cứu là rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là kiến thức của đồng bào dân tộc Vân kiều thông qua một số mô hình như: canh tác trên đất dốc, kinh nghiệm thu hái các loài thuốc, các bài thuộc cổ truyền, cách chế biến các món thức ăn... do đó cần phải bảo tồn những giá trị vốn kiến thức đó, đồng thời cũng cần có phát triển nhân rộng mô hình mà kiến thức bản địa đem lại hiệu quả về kinh tế cao và môi trường bền vững.

4.4.2.2, Những giải pháp kinh tế - xã hội mang tính vi mô

- Xây dựng và áp dụng những quy định cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG. Quy định của cộng đồng hay hương ước là công cụ quan trọng điều khiển hành vi của mổi thành viên cộng đồng. Nó có thể hướng con người đến quản lý và sử dụng hiệu quả, củng có thể đẩy họ đến khai thác cạn kiệt tài nguyên, khai thác một cách lãng phí tài nguyên LSNG. LSNG hiện nay được xem như là thứ lâm sản phụ không có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng và tự do tiếp cận, việc gây trồng và phát triển chúng chưa thành tập tục, chưa thành thói quen của người dân. Trong tương lai việc phát triển LSNG sẽ gặp nhiều trở ngại khác nhau trong đó việc quan trọng nhất là bảo vệ tránh khỏi các tác nhân gây hại như: Trộm cắp, chăn thã gia súc, cháy rừng, tranh mua tranh bán[9]. Để thúc đẩy phát triển LSNG cần có những tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng hướng đến bảo vệ quyền lợi của người dân gắn kết họ trong sản xuất, kinh doanh LSNG...những tổ chức cộng đồng liên quan đến kinh doanh LSNG có thể là tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng, các hội.. các tổ chức này có trách nhiệm giám sát các hoạt động của các thành viên cộng đồng giải quyết mọi tranh chấp có thể đưa ra các hình thức quy định cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG như:

Xây dựng hợp đồng trách nhiệm giữa hộ gia đình và cộng đồng với nhà nước về phát triển thực vật cho LSNG và bảo vệ rừng.

Xây dựng và thực thi những giải pháp hành chính cứng rắn, quy định xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc đối với nhữnh người xâm phạm trái phép LSNG cũng như tài nguyên khác.

Quản lý LSNG dựa trên cơ sở cộng đồng, đây là cách quản lý có hiệu quả nhất vì mọi thành viên trong cộng đồng đều có thể tham gia, đánh giá, phân tích nguyên nhân và hình thành giải pháp để phát triển rừng được tốt hơn.

- Lồng ghép việc kinh doanh LSNG với những mục tiêu kinh tế khác. Từ những

nguyên nhân dẫn đến nguồn tài nguyên LSNG ngày một ít đi, là do rừng bị suy thoái về chất lượng cấu trúc rừng bị thay đổi theo thời gian không theo quy luật diển thế tự nhiên. Chính vì vậy, hoạt động bảo vệ rừng có hiệu quả, bảo tồn vốn đa dạng sinh học chính là nâng cao hiệu quả kinh tế từ LSNG, nâng cao thu nhập từ rừng. Xây dựng phát triển các mô hình LSNG dựa vào rừng kinh doanh có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)