Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 30 - 36)

Chương 3 : Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.2.2, Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và việc làm

Hiện trạng dân tộc, dân số và lao động 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc tại thời điểm điều tra được tổng hợp trong biểu 3.1

Biểu 3.1. Dân tộc, dân số và lao động khu vực nghiên cứu

TT Tên xã Tổng số hộ DT Kinh DT Vân Kiều Tổng số khẩu Số lao động 1 Ba Lòng 606 568 38 2866 1520 2 Hải Phúc 127 36 91 561 252 Tổng 733 604 129 3427 1772

(Nguồn: UBND xã Ba Lòng và UBND xã Hải Phúc năm 2011)

Qua biểu ta thấy có sự khác nhau về sự phân bố dân tộc giữa 2 xã khu vực nghiên cứu. xã Ba Lịng có thành phần người dân tộc kinh chiếm đa số còn ngược lại xã Hải Phúc chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số là dân tộc Vân kiều, nên những đặc điểm sinh sống và phong tục tập quán củng có phần rất khác nhau.

- Người Vân Kiều là dân tộc bản địa có tổ chức làng xã khá chặt chẽ do trưởng bản hoặc già làng đứng đầu.

- Điều cần được quan tâm đặc biệt ở đây là dân số và lao động ở khu vực nghiên cứu tương đối đông, nhất là xã Ba Lịng, trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp lại rất ít, đất lâm nghiệp chủ yếu thuộc rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nên sức ép về việc làm và sinh kế tương đối lớn. - Lao động trong khu vực chủ yếu là lao động trẻ, trình độ văn hố thấp, chưa được đào tạo về kỹ thuật chuyên môn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là theo thời vụ cây trồng chủ yếu là trồng lạc, ngô nên thời gian nông nhàn nhiều. Người dân địa phương trong thời gian nông nhàn chủ yếu lợi dụng khai thác củi, gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng đặc dụng để phục vụ cho nhu cầu cuộc

sống, sinh hoạt của gia đình, đời sống của người dân hiện tại vẫn cịn nhiều

khó khăn và khơng ổn định phù thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. 3.2.2.2, Đặc điểm kinh tế

Thu nhập của người dân trên 2 xã nghiên cứu từ trước tới nay chủ yếu là từ sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên, từ khi hầu hết đất canh tác nương rẫy được quy hoạch cho rừng đặc dụng nên cuộc sống của người dân gặp khó khăn về đất sản xuất nhất là đất sản xuất nương rẫy.

Qua kết quả thu thập số liệu tại địa phương 2 xã cho thấy, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 500.000- 600.000 đồng/tháng/người, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 15- 20% trong tổng số số hộ. Số hộ nghèo phần lớn rơi vào xã Hải Phúc và thơn Khe Cau xã Ba Lị.ng là người đồng bào dân tộc thiểu số 3.2.2.3, Tình hình sản xuất kinh doanh

a) Sản suất nông nghiệp

Nơng nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn 2 xã nghiên cứu song diện tích canh tác nơng nghiệp bình quân đầu người ở đây lại rất thấp. Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của 2 xã được tổng hợp trong biểu 3.2.

Biểu 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên khu vực nghiên cứu

TT Hạng mục sử dụng đất Tổng số Trong đó

Ba Lịng Hải Phúc

1 Diện tích lúa nước 82,78 56,58 26,2

2 Diện tích trồng ngơ 40,4 24,2 16,2

3 Diện tích trồng lạc, đậu xanh 200,6 183,0 17,6

4 Diện tích trồng sắn 29,5 17,5 12,0

5 Diện tích trồng khoai lang 40,0 40,0 0

6 Diện tích trồng rau màu 5,4 5,4 0

7 Cây khác

Tông 396,88 324,88 72,0

Sản xuất nông nghiệp của 2 xã chủ yếu là tập trung vào các cây ngắn ngày, cây hàng năm như Lúa, đậu, lạc, ngô… Phương thức canh tác chủ yếu là thâm canh nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên năng suất không ỗn định qua các năm. Trong sản xuất nơng nghiệp đối với xã Ba Lịng cây Lạc và đậu xanh, ngơ đóng vai trị chủ đạo và là nguồn thu nhập chính. Cịn đối với xã Hải Phúc thì lúa nước, Ngơ và Sắn là nguồn thu nhập chính của người dân

b) Sản xuất lâm nghiệp

Là xã miền núi có đất quy hoạch cho lâm nghiệp rất lớn rừng và đất rừng chiếm đại đa số diện tích, độ che phủ rừng của 2 xã lên đến 75- 76%, Phần lớn diện tích rừng và đất rừng ở đây được quy hoạch là rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông, nên nguồn thu chủ yếu từ nghề rừng là khai thác từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên. Rừng tự nhiên là rừng sản xuất chưa được đầu tư để kinh doanh, khai thác hưởng lợi từ rừng. Khi thành lập rừng đặc dụng người dân khơng có cơ chế hưởng lợi từ rừng nên chưa có ý thức đầy đủ trong bảo vệ rừng. Qua phỏng vấn trong các hộ gia đình có tới 80% số hộ cho rằng rừng là của nhà nước nên họ ít quan tâm đến việc quản lý và bảo vệ rừng.

c) Chăn ni

Tình trạng chăn ni mang tính tự phát nhỏ lẻ theo quy mơ hộ gia đình, hầu hết các hộ trong xã đều chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm… Phương thức chăn ni vẫn mang tính chất thả rơng tự nhiên, thiếu tính quy hoạch tổng thể và chăn ni theo kiểu hàng hồ, chưa có quy hoạch các vùng nguyên liêu, dự trử thức ăn, thiếu đầu tư giống và phòng dịch nên gia súc phát triển chậm, hiệu quả đem lại chưa cao, thường dịch bệnh và chết rét vào mùa đơng lạnh.

Biểu 3.3. Tình hình chăn ni gia súc gia cầm ở 2 xã

STT Tên gia súc/gia cầm Đơn vị tính Số lượng Xã Ba Lòng Xã Hải Phúc 1 Trâu Con 1364 1260 104 2 Bò Con 398 330 68 3 Lợn Con 1226 1110 116 4 Dê Con 20 20 0 5 Gia cầm Con 9395 8320 1075 6 Cá m2 250 250 0 7 Các loài khác Con 2 2 0

(Nguồn: UBND xã Ba Lòng và UBND xã Hải Phúc năm 2010)

Qua biểu 3.3 cho thấy, chăn nuôi trâu là một ưu thế chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đàn, vật nuôi gia súc, gia cầm có sự biến động theo từng lồi, Nguồn thu từ chăn ni là một nguồn thu đáng kể trong cơ cấu thu nhập của người dân vùng này hầu hết các hộ điều tham gia vào chăn nuôi để cải thiện thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc chăn ni Trâu, bị có xu hướng giảm mạnh vào các năm gần đây do nguồn thức ăn bị thu hẹp bởi đất tróng đưa vào trồng rừng sản xuất và có xu hướng tăng vật ni nhốt như: lợn hay gia cầm các loại. Điều đáng chú ý ở đây là diện tích mặt nước trên địa bàn 2 xã nghiên cứu khá lớn, nhưng việc khai thác đánh bắt chưa được bền vững nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, khai thác chủ yếu là dùng xung điện để đánh bắt cá nên mức độ suy giảm sản lượng rất lớn và huỷ hoại nguồn tài nguyên môi trường, đánh mất một tiềm năng to lớn nếu biết khai thác, nuôi trồng và lợi dụng hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3.2.2.4, Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông ở khu vực này tương đối thuận lợi tổng chiều dài đường nhựa liên xã 15km các tuyến đường liên thơn xóm đều được bê tơng hố

và hàng chục tuyến đường nội đồng đều được kiến cố rất thuận lợi cho việc đi lại và lưu thơng hàng hố nông, lâm sản của người dân. Tuy nhiên do nằm trong vùng thung lũng nên hàng năm điều bị ảnh hưởng của lũ lụt thiên tai nên rất dễ xuống cấp và hư hại nếu không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên .

b) Thuỷ lợi

Trên địa bàn có nhiều khe suối và diện tích manh mún, tuy nhiên hệ thống các công trình thuỷ lợi trong những năm qua được sự đầu tư của nhiều chương trình dự án như dự án 135, dự án giảm nghèo miền trung, dự án 30a... Hệ thống một số công trình thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt như cơng trình thuỷ lợi khe Cây phục vụ tưới tiêu cho khoảng 5ha lúa nước, cơng trình thuỷ lợi khe Vị cho 2 ha và cơng trình thuỷ lợi khe Lau cho 15ha cơng trình thuỷ lợi khe Tà lang (đang thi công) dự định tưới tiêu cho khoảng 20ha. Ngồi ra sản suất cịn lợi dụng một số lượng khá lớn nước trời, nước tự nhiên từ các sông suối, ao đập nhỏ. Hệ thống thuỷ lợi đáp ứng tương đối cho người dân sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

c) Hệ thống điện, bưu chính viễn thơng

Được sự đầu tư của nhà nước hiện nay ở các xã đã có điện lưới quốc gia đến tận các xóm và các hộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Mỗi xã đều có một trạm bưu điện và trên địa bàn 2 xã đều có trạm phát sống của các mạng điện thoại Vinaphone, Mobiphone, Viettenll, và mạng EVN hệ tống mạng điện thoại rất phong phú đáp ứng nhu cầu tốt đối với người dân ở khu vực này.

d) Hệ thống giáo dục, y tế

Giáo dục: Cả hai xã đều có trường mầm non và cấp 1 riêng đối với xã

Ba Lịng có trường cấp 2, các trường đều có cơ sở vật chất tương đối khang trang, hầu hết các trường đều được xây kiên cố bằng vốn hỗ trợ của nhà nước, chất lượng đảm bảo, đội ngũ giáo viên về trình độ khơng ngừng được nâng

cao. Tuy nhiên, do đời sống cịn nhiều khó khăn, mặt khác trường trung hoc lại cách xa nhà (nếu đi từ xã Hải Phúc đến trường phổ thông trung học khoảng 20km). Nên học sinh học hết phổ thơng cịn thấp chỉ đạt từ 20 – 40% trong độ tuổi.

Biểu 3.4. Hiện trạng giáo dục

Tên xã Tên trường và cấp học

Số khối học

Số học

sinh Số giáo viên

Ba Lòng Mầm Non 10 142 19 Tiểu học 12 239 20 Trung học CS 8 233 25 Trung học PT 0 50 0 Hải Phúc Mầm Non 3 38 4 Tiểu học 12 58 10 Trung học CS 0 27 0 Trung học PT 0 8 0

(Nguồn: UBND xã Ba Lòng và UBND xã Hải Phúc năm 2010)

Y tế; Các xã đều có trạm y tế nhưng đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số

lượng và hạn chế về trình độ chun mơn, trang thiết bị kỹ thuật còn rất nghèo nàn nên chỉ mới đáp ứng được yêu cầu khám, chữa các bệnh thông thường. Tuy nhiên, vấn đề kế hoạch hoá gia đình đã được cán bộ xã và người dân hưởng ứng tham gia cho nên đã hạn chế được tỷ lệ tăng dân số, các gia đình đã biết sử dụng muối Iốt trong các bữa ăn hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ.

Biểu 3.5. Mạng lưới nhân viên y tế

STT Tên xã Số lượng cán bộ Trình độ đào tạo

1 Ba Lịng 6 3 y sỹ, dược tá 1, hộ lý 2

2 Hải Phúc 5 3 y sỹ,1 dược tá, hộ lý 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)