Các chính sách ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 63 - 65)

4.2.3.1, Chính sách giao, khoán rừng

Chính sách giao khoán rừng là một trong những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân vùng núi và những xã có diện tích rừng lớn. Thực hiện chủ trương hướng tới người nghèo, trong những năm gần đây trên địa bàn đã tổ chức giao rừng cho hộ gia đình cá nhân. Hiện đã có 21 hộ dân được giao rừng tự nhiên với diện tích 160ha. Ngoài ra thực hiện một số chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua các chương trình dự án như dự án 661, Nghị quyết 30a đã tổ chức khoán bảo vệ rừng cho 41 hộ gia đình với diện tích giao khoán là 1750ha rừng trạng thái IIIa1, IIIa2. Với chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết công ăn việc làm, tạo ra sự tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến môi trường rừng nói chung và phát triển bảo tồn LSNG nói riêng.

4.2.3.2, Chính sách đất

Chính sách đất đai là một trong những chính sách KT-XH quan trọng có liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất mà nội dung cơ bản của nó được phản ánh đầy đủ trong các Nghị định của Chính phủ về giao đất, để sử dụng lâu dài và ổn định vào mục đích lâm nghiệp.

Thực hiện nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp đến các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp, phần lớn đất lâm nghiệp ở 2 xã nghiên cứu đã được giao cho khu Bảo tồn Đakrông quản lý, một phần đã tiến hành giao cho hộ gia đình (234,2 ha). Trong đó xã Ba Lòng 174 ha, Hải Phúc 60,2 ha số diện tích còn lại chưa giao do UBND xã quản lý. Đây là bước đi đúng đắn trong phân cấp quản lý về đất đai và khẳng định vai trò làm chủ thực sự của người dân đối với đất đai, là tiền đề rất quan trọng để người dân tự nguyện và yên tâm quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên trên đó

4.2.3.3, Chính sách tín dụng

Hai xã nằm trên địa bàn 61 huyện nghèo của cả nước nên các chính sách tín dụng ở đây rất được ưu đãi, ngoài nguồn kinh phí đầu tư từ các dự án trong nước như Giảm nghèo miền trung, dự án 661, dự án xoá đối giảm nghèo, Nghị quyết 30..., trong những năm qua một số dự án hỗ trợ của quốc tế như dự án Hà lan – Việt Nam

Thông qua các dự án trên, ngoài nguồn vốn đâu tự trực tiếp hoặc hỗ trợ bằng cây trồng vật nuôi, người dân còn được vay với mức lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất. Theo báo cáo tổng hợp về KT-XH, đến thời điểm này số vốn vay ưu đãi để sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ trên địa bàn đến nay dư nợ trên địa bàn 2 xã lên đến 14,5 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi song các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn vẫn chưa có kết quả cao, chưa tạo dựng đuợc các mô hình làm ăn có hiệu quả thực sự, đời sống dân vẫn

còn gặp không ít khó khăn. Do trình độ dân trí thấp, kết hợp với những khó khăn trong lựa chọn phương thức canh tác hợp lý nên chưa khai thác hết tiềm năng hiện có trên địa bàn, nhất là tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã ba lòng và hải phúc thuộc vùng đệm khu BTTN đakrông quảng trị​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)