1.3.1 Các nhân tố bên trong
- Chủ trương của nhà trường là đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại các bộ phận đơn vị trực thuộc trường.
Việc nâng cao chất lượng nhân lực hiện nay tại các nhà trường là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi các cơ sở giáo dục thì phải có được trình độ đội ngũ giảng viên và nhân viên tốt thì mới có được cơ hội để nâng cao vị thế của mình. Các trường đại học và cao đẳng trong cả nước hiện nay luôn được báo động về công tác nâng cao chất lượng nhân lực của mình, họ phải có được những người có trình độ và khả năng để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Các chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà trường cho việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực sẽ đem lại một tinh thần không ngừng học tập và vươn lên của cán bộ viên chức. Họ sẽ cố gắng phấn đấu để nâng cao trình độ của mình, cùng với tập thể họ sẽ cố gắng để nâng cao trình độ của mình lên, mang lại những hiệu quả thiết thực cho công tác đào tạo của nhà trường, thu hút sinh viên và dần dần nâng cao vị thế của nhà trường trong đào tạo.
Nếu như nhà trường nào không chú trọng đến công tác này thì sẽ bị thụt lùi, ở lại phía sau. Các giảng viên và nhân viên trong nhà trường sẽ khơng cố gắng để tự hồn thiện mình, khơng có ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên mang lại cho nhà trường những nhân tố tích cực. Các chủ trương, chính sách của nhà trường đóng vai trị sống cịn trong quyết định sự thành công của công tác nâng cao chất lượng nhân lực, bởi đây là một quá trình dài và địi hỏi phải có sự đơng tâm nhất trí giữa nhà trường với giảng viên và nhân viên.
Các nhà trường nếu như chỉ có chủ trương, chính sách nhưng khơng đi kèm với chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nhân lực thì cơng tác này sẽ khơng đạt được hiệu quả như mong muốn. Các chiến lược của nhà trường phải mang tính thời kỳ, theo từng giai đoạn cụ thể và mục tiêu chiến lược cụ thể. Những chiến lược này phải đáp ứng được về mặt nội dung và hiệu quả. Các trường đại học, cao đẳng cũng đề ra những chiến lược cụ thể nhằm mang lại sự hiệu quả cho công tác nâng cao chất lượng nhân lực. Các nhà quản trị hay ban lãnh đạo nhà trường phải đưa ra được các chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường, đồng thời đánh giá được tính hiệu quả do các chiến lược mình đưa ra nhằm có được những giải pháp cho các thời kỳ phát triển sau của nhà trường.
- Công tác bồi dưỡng giảng viên và nhân viên trong các trường đại học, cao đẳng phải toàn diện.
Trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay công tác bồi dưỡng giảng viên và nhân viên luôn được tiến hành cùng với việc đặt ra các tiêu chí giúp họ đạt được những mục tiêu và phương hướng đề ra. Hiện nay, việc bồi dưỡng cho cán bộ dễ dẫn đến tình trạng họ đạt được những điều mà nhà trường đề ra nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm do phải chăm lo nhiều thứ, khơng đủ kinh phí để trang trải các khoản. Điều này, dẫn đến tình trạng khơng nhiệt tình trong cơng việc. Cơng tác bồi dưỡng cho giảng viên và nhân viên trong trường đại học, cao đẳng phải toàn diện ở chỗ trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường phải đồng bộ giữa công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ với cơng tác lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho ban lãnh đạo đến một thời kỳ nhất định sẽ nhận định được công tác nâng cao chất lượng nhân lực đang được thực hiện như thế nào có mang lại hiệu quả hay khơng?
Nhà trường cần phối hợp các giải pháp mình đặt ra với những tiêu chí cụ thể để có thể mang lại những điều kiện tốt nhất cho cán bộ tích cực nâng cao năng lực của mình. Do vậy, trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực nhất thiết phải toàn diện và như thế mới đem lại những kết quả cụ thể đem lại tác động tích cực cho cán bộ giảng viên và nhân viên của nhà trường.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Hợp tác quốc tế, phát triển nguồn lực giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng: Hợp tác quốc tế là vấn đề cốt lõi trong phát triển và liên kết đào tạo của nhà trường. Hiện nay, hợp tác quốc tế đưa đến một cơ hội mới cho các nhà trường có định hướng liên kết và đào tạo. Các chương trình mà hợp tác quốc tế đưa đến thường là những chương trình có chất lượng cao từ nước ngồi. Những chương trình này rất đa dạng và có rất nhiều ngành nghề về kinh tế, thương mại… Các trường đại học, cao đẳng trong những năm gần đây đã đẩy mạnh việc liên kết hợp tác quốc tế. Việc liên kết này có thể là giữa các trường đại học, cao đẳng thông qua một số trường đại học, cao đẳng tân tiến hàng đầu trên thế giới.
Cùng với việc liên kết với nhau thì việc nâng cao chất lượng nhân lực cũng phải được đầu tư, đẩy mạnh. Khi xác định việc hợp tác đào tạo quốc tế thì mỗi nhà trường cần phải chuẩn bị tâm thế và xác định những mục tiêu cần đạt tới trong hợp tác quốc tế. Để tránh khỏi việc hợp tác và đào tạo quốc tế không mang lại hiệu quả cao, tốn nhiều chi phí nhà trường cũng cần phải nâng cao chất lượng của giảng viên và nhân viên phục vụ cho chương trình tiên tiến này. Do vậy, hợp tác quốc tế là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với bất kỳ trường đại học, cao đẳng nào, để chương trình này thật sự mang lại hiệu quả thì nhà trường cần phải có hướng và kế hoạch cụ thể cả về chi phí, chất lượng đội ngũ.
- Các chính sách của nhà nước đối với nâng cao chất lượng nhân lực. Nhà nước ta trong suốt quá trình phát triển của mình đã ln chú ý đến việc xây dựng và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực. Các chính sách đưa ra đều giúp cho người lao động ở những thành phần khác nhau của nền kinh tế hướng tới những mục tiêu cần phải đạt được trong công tác. Hàng năm, những lễ tuyên dương đều được nhà nước tổ chức nhằm tuyên dương những cá nhân và tập thể có thành tích lao động cao, đạt được nhiều thành quả trong công tác. Mang lại những hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Hơn nữa, do được nhà nước chú trọng trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực nên các cán bộ làm ở trong các tập thể là nhà nước hay cá nhân đều được
chọn lọc để đưa đi học tập nước ngồi. Khi về nhà đóng góp cơng sức và những gì mình đã học tập được để cống hiến cho nước nhà.
Đây là một trong những hướng để nhà nước ta phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
- Yếu tố kinh tế thị trường
Trong những năm vừa qua nền kinh tế thị trường ln thay đổi và có nhiều sự biến động, đó là do sự tương tác giữa các nền kinh tế với nhau trên thế giới. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta. Việc phát triển được nền kinh tế thị trường hay không cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng nhân lực. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến công tác này, bởi đời sống của tất cả các cán bộ viên chức đều thông qua sự phát triển của yếu tố kinh tế thị trường. Nếu nền kinh tế ổn định mang lại sự yên tâm trong cơng tác cho từng người lao động thì họ sẽ n tâm để cơng tác mang lại những thành quả trong lao động của mình.
Nền kinh tế thị trường của nước ta ln sơi động, nhà nước đã ln cố gắng và duy trì để mang lại sự bình ổn và phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Điều này mang lại sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, và đồng thời cũng tác động trực tiếp lên việc nâng cao chất lượng nhân lực tại các công ty, đơn vị, trường học.