Nâng cao trí lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TP HÀ NỘI (Trang 27 - 29)

1.2 Nội dung nâng cao chất lượng nhân lực và các hoạt động nâng cao chất

1.2.3. Nâng cao trí lực

a) Nội dung nâng cao: Trí lực trong từng nhân lực là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực. Trí lực được biểu hiện thơng qua trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực. Vì vậy, để nâng cao trí lực trong mỗi nhân lực tại doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, trường học ... cần phải thường xuyên thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại nhân lực.

Đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động sẽ bảo đảm cho nhân lực của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, trường học ... có thể thích ứng và theo sát kịp thời sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, trường học ... có một lực lượng lao động giỏi, hồn thành thắng lợi các mục tiêu. Trong mơi trường doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, trường học ... , sức lao động - đặc biệt là lao động chất xám là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, khẳng định vị thế của đơn vị trên thị trường. Đó là những tài năng của người lao động thể hiện qua trình độ lành nghề của họ trong hoạt động nghiên cứu và sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng

cao của nền sản xuất hiện đại và của sự tiến bộ khoa học cũng như để đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, đào tạo và đào tạo lại cịn giúp cho người lao động nâng cao trình độ văn hố, mở mang kiến thức nâng cao năng lực phẩm chất của mình. Đồng thời cịn giúp cho người lao động tự chăm sóc sức khỏe cho mình một cách tốt hơn, có thái độ tích cực hơn trong lao động, góp phần ngày càng hồn thiện nhân lực của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, trường học ... .

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một cá nhân là toàn bộ những năng lực

(kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) về một lĩnh vực cụ thể nắm vững được bởi một cá nhân, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất cho phép thực hiện một số công việc hoặc hoạt động cụ thể cho một phạm vi nghề nghiệp nhất định.

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của một vị trí làm việc hay của cơng việc là

tồn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) hợp thành một tổng thể thống nhất, cần thiết để có thể nắm vững một cấp độ việc làm nào đó, có ý nghĩa để có thể đảm nhiệm một vị trí, một cơng việc hay nghề nghiệp cụ thể. Năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) về một lĩnh vực cụ thể nắm vững được bởi một cá nhân, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất.

Theo từ điển Giáo dục học thì trình độ chun mơn nghiệp vụ là tổng số kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được trong quá trình học tập rèn luyện trong một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất định và được thể hiện bằng kết quả tham gia hoạt động thực tế trong ngành nghề đó. Năng suất, chất lượng và hiệu quả trong lao động là thước đo trình độ chun mơn của mỗi người, chứ khơng chỉ có kiến thức và kỹ năng tiềm ẩn trong một người. Bởi vì trình độ chun mơn cao nếu khơng có động cơ và mục đích trong sáng thúc đẩy và hướng dẫn thì khó đạt được kết quả tốt đẹp như mong muốn.

Vì vậy, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất. Phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ rất có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi của sự PTNNL và PTNL, việc nâng cao kiến thức có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua đào tạo.

b) Các hoạt động nâng cao: Do vậy, để nâng cao chất lượng nhân lực thì tổ chức cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của người lao động.

Tiêu chí đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ của từng nhân lực: + Nhân lực được đào tạo cơ bản và chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu công việc. + Kinh nghiệm hữu ích được tích lũy qua q trình làm việc trong tổ chức. + Khả năng sáng tạo nâng cao hiệu quả trong công việc.

+ Khả năng sử dụng kiến thức tổng hợp để xử lý, giải quyết các tình huống trong tổ chức.

+ Được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành phù hợp với tổ chức.

+ Ln tự hồn thiện bằng cách tìm tịi, học hỏi để bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao kiến thức của bản thân.

+ Khả năng cập nhật thường xun những kiến thức hữu ích cần cho cơng việc. + Khả năng về trình độ để hồn thành bài thi từ các cuộc kiểm tra, sát hạch của tổ chức.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TP HÀ NỘI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w