- Chân piston:
b. Biện pháp công nghệ
Các biện pháp công nghệ thường dùng để tăng độ cứng của bu lông thanh truyền là: - Tạo phôi bằng phương pháp cán hoặc rèn, không dùng phôi thanh (thép cây). - Mài bóng tồn bộ phần thân và ren.
- Dùng thép hợp kim tốt, nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 26 32 và ram ở nhiệt độ cao để đạt độ dẻo cần thiết.
- Không tiện ren mà cán lăn ren để tăng độ bền của ren. - Làm chai bề mặt thân bu lông để tăng sức bền mỏi.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4
1. Trình bày nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu và phương pháp chế tạo thanh truyền.
Bộ mơn Cơ khí Ơ tơ, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
2. Trình bày đặc điểm cấu tạo và ứng dụng các loại thanh truyền trên động cơ đốt trong. 3. Vẽ hình và trình bày đặc điểm kết cấu bạc đầu to thanh truyền và bạc cổ trục chính. 4. Vẽ kết cấu một loại bu lơng thanh truyền, trình bày các biện pháp nâng cao sức bền
cho bu lông thanh truyền.
5. Phân tích đặc điểm các loại đầu nhỏ thanh truyền cho dưới đây?
Bộ mơn Cơ khí Ơ tơ, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
CHƢƠNG 5: TRỤC KHUỶU, BÁNH ĐÀ 5.1. Trục khuỷu 5.1. Trục khuỷu
Trục khuỷu thường được gọi là trục cơ hay cốt máy, được đặt trong các ổ trục chính ở thân máy.
Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất của động cơ. Giá thành của trục khuỷu từ 25 – 30 % giá thành toàn bộ động cơ, khối lượng nó chiếm từ 7 – 15 % khối lượng động cơ.
Hình 5.1. Hình dạng trục khuỷu động cơ đốt trong
5.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu đối với trục khuỷu
a. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận lực khí thể truyền từ piston xuống thơng qua thanh truyền để biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay ở kỳ sinh công, tạo mô men quay cho động cơ.
- Nhận mơmen quay được tích trữ ở bánh đà từ kỳ sinh công điều khiển sự di chuyển của các piston ở các kỳ còn lại để thực hiện chu trình làm việc của động cơ.
- Nhận năng lượng trong kỳ cháy và truyền cho các bộ phận khác.
- Ngồi ra, trục khuỷu cịn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.