I. Vị trí ban đầu của quả văng; I Vị trí quả văng khi tăng số vòng quay động cơ
A. Không gian trong của rôto; B Đường nhiên liệu ra; C Đường nhiên liệu vào; D Đường nhiên liệu
C. Đường nhiên liệu vào; D. Đường nhiên liệu
1. Rơto; 2. Van trượt ly tâm; 3. Lị xo; 4. Bơm chuyển nhiên liệu; 5. Van trên ; 6. Xi lanh bộ điều tốc; 7. Van; 8. Chốt kéo; 9. Piston; 10. Lò xo; 11. Bơm cao áp ; 12. Tay đòn điều khiển 7. Van; 8. Chốt kéo; 9. Piston; 10. Lò xo; 11. Bơm cao áp ; 12. Tay đòn điều khiển
b. Nguyên lý hoạt động
Nếu tăng số vòng quay của trục khuỷu, sẽ làm tăng số vòng quay của bơm chuyển nhiên liệu 4, do đó làm tăng áp suất nhiên liệu trên đường ống C, mặt khác van trượt ly tâm 2 cũng chạy xa tâm quay làm tăng áp suất nhiên liệu trong xi lanh công tác 6 của bộ điều tốc. Do áp suất nhiên liệu tăng, nên piston 9 bị đẩy sang phải ép lò xo 10 và làm xoay van 7 về phía giảm nhiên liệu. Có thể dùng tay điều khiển 12 để thay đổi biến dạng ban đầu của lò xo 10. Vì vậy bộ điều tốc này là bộ điều tốc nhiều chế độ. Khi độ nhớt của nhiên liệu thay đổi, van trượt ly tâm 1 còn thể tự động thay đổi tiết diện đường B và đường C sao cho áp suất nhiên liệu trong không gian A chỉ phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ.
11.7. BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU
Bơm chuyển nhiên liệu được đặt giữa thùng chứa và bơm cao áp, có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất nhất định để khắc phục sức cản của bình lọc, đường ống.
Bộ mơn Cơ khí Ơ tơ, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
11.7.1. Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston
a. Kết cấu
Hình 11.38. Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston
1. Thân bơm; 2,9. Van nhiên liệu; 3. Núm; 4. Nắp xi lanh bơm tay; 5. Cần bơm; 6. Xi lanh bơm tay; 7. Piston bơm tay; 8. Lò xo; 10. Thân con đội; 5. Cần bơm; 6. Xi lanh bơm tay; 7. Piston bơm tay; 8. Lò xo; 10. Thân con đội;