- Chân piston:
b. Các biện pháp công nghệ
Hình 5.17. Kết cấu trục khuỷu chế tạo theo phương pháp đúc (thép hoặc gang cầu)
- Làm chai bề mặt bằng cách phun bi thép, cát thạch anh hoặc cán lăn.
- Nhiệt luyện để bề mặt chốt hoặc cổ đạt độ cứng cao, có tổ chức kim cương tốt. - Gia cơng đạt độ chính xác và độ bóng cao.
5.2. KẾT CẤU BÁNH ĐÀ 5.2.1. Cơng dụng của bánh đà 5.2.1. Công dụng của bánh đà
Trong động cơ đốt trong, bánh đà có cơng dụng chủ yếu là tích trữ cơng dư của q trình cơng tác để đảm bảo độ đồng đều của tốc độ góc của trục khuỷu.
- Như ta đã biết mơmen chính của động cơ ln biến thiên theo góc quay trục khuỷu và phụ thuộc rất nhiều vào số xi lanh, số kỳ và thứ tự làm việc của các xi lanh.
- Do mơmen chính ln thay đổi trị số nên thực tế tốc độ góc của trục khuỷu khơng phải là hằng số, mà trục khuỷu quay có gia tốc. Hiện tượng này gây nên tải trọng phụ có tính va đập trong các cơ cấu của động cơ.
- Để khắc phục hiện tượng này, người ta dùng bánh đà để tích trữ năng lượng dư trong q trình sinh cơng để bù đắp cho năng lượng bị thiếu hụt trong các quá t nh khác khiến cho trục khuỷu quay được đều hơn.
Trong động cơ ít xi lanh, bánh đà cịn tích trữ năng lượng khởi động nhất là khi khởi động bằng tay.
Ngồi ra, trên bánh đà thường có một số kết cấu đặc biệt tuỳ thuộc chủng loại động cơ như:
- Quạt gió ly tâm trong động cơ làm mát bằng gió 1 xi lanh.
- Dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra nguồn điện của bộ phát điện bánh đà từ (vơ lăng manhêtíc).
- Nơi ghi các ký hiệu: ĐCT, ĐCD, góc phun sớm, góc đánh lửa sớm... - Các lỗ hoặc rãnh để quay bẩy bánh đà làm quay trục khuỷu.
- Lắp ráp với các cơ cấu truyền lực như bộ ly hợp ma sát khô hoặc bộ biến mô thuỷ lực; khớp nối cứng hoặc mềm để dẫn động máy công tác ...
5.2.2. Vật liệu chế tạo và kết cấu bánh đà
Bánh đà của động cơ đốt trong tốc độ thấp và trung bình thường đúc bằng gang xám GX12 - 40 đến GX32 - 52.
Bánh đà của động cơ cao tốc có số vịng quay n > 4500 vg/ph thường đúc bằng thép các bon có thành phần các bon thấp.
Kích thước của bánh đà tuỳ thuộc vào kiểu loại và số xi lanh của động cơ. Động cơ có số xi lanh càng ít, tốc độ càng thấp, cơng suất càng lớn thì bánh đà càng lớn.
5.2.3. Phân loại bánh đà
Theo kết cấu bánh đà được chia ra thành 3 loại: