- Buồng cháy dự bị
b. Bôi trơn cƣỡng bức cácte khô
Hình 8.3 giới thiệu sơ đồ làm việc của hệ thống bơi trơn cưỡng bức các te khơ:
Hình 8.3. Sơ đồ ngun lý của hệ thống bơi trơn cưỡng bức các te khô
Sự khác nhau của hệ thống bôi trơn các te khô so và bôi trơn các te ướt là bôi trơn các te khô dùng thêm hai bơm dầu phụ 15 để hút hết dầu trong các te về thùng chứa 14, sau đó bơm 2 hút dầu từ thùng chứa đi bôi trơn.
Hệ thống các động cơ diesel dùng trên ôtô, máy kéo, máy ủi hay làm việc ở độ nghiêng lớn thường dùng hệ thống bôi trơn các te khô.
Van d trên hệ thống sẽ đóng lại khi nhiệt độ của dầu cao, áp suất đóng mở van này thường điều chỉnh vào khoảng 0,15 ÷ 0,2 MN/m2 (1,5 ÷ 2kg/cm2
).
Hệ thống bôi trơn máy tĩnh tại và tàu thủy có bơm tay hoặc bơm điện cung cấp dầu nhờn đến các mặt ma sát và điền đầy các đường ống dẫn trước khi khởi động động cơ. Để đảm bảo bôi trơn cho mặt làm việc của xi lanh thường dùng van phân phối cấp dầu nhờn vào một số điểm chung quanh xi lanh. Lỗ dầu thường khoan trên lót xi lanh.
Dầu nhờn theo đường khoan trên thân máy lên trụ địn bẩy sau đó theo các đường dầu khoan trên đòn bẩy phun vào lò xo xu páp và đi bôi trơn đầu đũa đẩy.
Bôi trơn cưỡng bức hay bơi trơn có áp suất đảm bảo bơi trơn tốt các ổ trục nhưng kết cấu phức tạp.
+ Ưu điểm: không sợ thiếu dầu bôi trơn khi xe làm việc ở độ nghiêng lớn vì thùng dầu là nơi chứa dầu để đi bơi trơn cịn cacte chỉ hứng và chứa dầu tạm thời.
+ Nhược điểm: kết cấu phức tạp hơn, giá thành cao do phải thêm hai bơm dầu hút dầu trong cacte qua thùng, thêm đường dầu và bố trí dầu sao cho hợp lý.
Bộ mơn Cơ khí Ơ tơ, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
8.3.4. Bôi trơn bằng cách pha dầu nhờn vào nhiên liệu
Cách bôi trơn này chỉ được dùng để bôi trơn động cơ xăng hai kỳ cỡ nhỏ, làm mát bằng khơng khí hoặc bằng nước. Dầu nhờn được pha vào trong xăng theo tỷ lệ 1/20 ÷ 1/25 thể tích.
Hỗn hợp của dầu nhờn và xăng sau khi qua bộ chế hồ khí được xé thành các hạt nhỏ, cùng với khơng khí nạp tạo thành khí hỗn hợp vào các te rồi theo lỗ quét vào xi lanh.
Quá trình di chuyển các hạt dầu lẫn trong khơng khí hỗn hợp ngưng đọng bám trên bề mặt các tiết máy để bôi trơn các mặt ma sát. Bôi trơn này không cần "hệ thống bôi trơn" nhưng do dầu theo khí hỗn hợp vào buồng cháy nên tạo thành muội than bám trên đỉnh piston.
Tỷ lệ dầu càng nhiều, trong buồng cháy càng nhiều muội, làm cho piston khơng thốt nhiệt, q nóng, dễ xẩy ra hiện tượng cháy sớm, kích nổ và ngắn mạch do bugi bị bám muội than.
Ngựơc lại pha ít dầu nhờn, bơi trơn kém, ma sát lớn dễ làm cho piston bị bó kẹt trong xi lanh, nhanh nóng máy.
8.4. CÁC CỤM CHI TIẾT CHÍNH CỦA HỆ THỐNG BƠI TRƠN 8.4.1. Lọc dầu nhờn 8.4.1. Lọc dầu nhờn
Nhiệm vụ:
Lọc dầu dùng để lọc sạch tạp chất trong dầu. Trong quá trình làm việc, dầu bị phân huỷ và nhiễm bẩn bởi nhiều loại tạp chất như:
- Mạt kim loại trôi ra từ các bề mặt ma sát, nhất là trong thời gian chạy rà động cơ mới và thời gian sử dụng quá chu kỳ đại tu.
- Tạp chất trong khí nạp như cát, bụi và các chất khác.
- Tạp chất hoá học do dầu nhờn biến chất, bị oxy hoá hoặc bị tác dụng của các loại axit sinh ra trong quá trình cháy.
Loại bỏ những tạp chất trên bằng cách lọc dầu nhờn qua hệ thống lọc thô và lọc tinh. Lọc dầu có thể lắp nối tiếp hoặc lắp song song (theo mạch rẽ) với đường dầu chính. Lắp nối tiếp thì 100% dầu phải qua lọc, do đó lực cản của loại lọc này phải thiết kế không được lớn quá, độ chênh lệch áp trước và sau bầu lọc thường không vượt quá 0,1MN/m2 (1kg/cm2
). Kiểu lọc này chỉ giữ được các cặn bẩn có kích thước hạt lớn hơn 0,03 mm nên gọi là lọc thơ. Lọc tinh thường lắp theo mạch rẽ vì sức cản bầu lọc rất lớn nên bầu lọc tinh không lọc quá 20% lượng dầu trong hệ thống. Lọc tinh có thể lọc sạch các tạp chất có đường kính hạt nhỏ đến 0,1m, các chất keo, nước lã và thậm chí cả các axit lẫn trong dầu nhờn. Sau khi qua lọc tinh dầu trở về các te dầu.
Phân loại theo nguyên lý lọc và kết cấu lõi lọc, lọc dầu được chia ra làm 5 loại chính sau đây: