Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 71 - 75)

3.2. Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

3.2.3. Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng

Một là: Đơn giản hố quy trình thủ tục vay vốn, thực hiện nhanh chóng, chính

xác, đúng và đủ quy trình CVTD phù hợp với từng đối tượng khách hàng; đồng thời tìm hiểu nhu cầu, điều kiện và thủ tục giấy tờ của khách hàng giúp khách hàng nhanh

chóng tiếp cận được nguồn vốn vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình, qua đó nâng cao năng suất làm việc của các cán bộ tại chi nhánh.

Để có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác quy trình CVTD địi hỏi cần có sự linh hoạt, cẩn thận của toàn bộ các cán bộ nhân viên tại chi nhánh, sự phối hợp, giám sát chặt chẽ giữa các phịng ban. Từ đó, chi nhánh có thể phát triển CVTD rộng rãi mà vẫn đảm bảo được an tồn.

Hai là: Cần có chiến lược cụ thể để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản

phẩm, dịch vụ cho vay. Các sản phẩm vay tiêu dùng của chi nhánh cung cấp hiện nay khá đơn điệu và đã có ở hầu hết các ngân hàng khác, những sản phẩm này mới chỉ

dừng lại ở việc tài trợ một số mục đích tiêu dùng nhất định trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng và phong phú. Do đó chi nhánh cần nghiên

cứu để thiết kế các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ví dụ sản phẩm cho vay chữa bệnh, cho vay du học, du lịch, cưới hỏi,…

Nghiên cứu, áp dụng những sản phẩm CVTD mới phù hợp với từng đối tượng

khách hàng trên cơ sở phân tích cơ cấu thị phần tín dụng cũng như thế mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để xem sản phẩm chiến lược của họ là gì. Từ đó tính tốn, lượng hố sản phẩm mới dự định cung cấp sẽ chiếm lĩnh được bao nhiêu thị phần, tập trung vào phát triển sản phẩm nào có lợi thế nhất và có thể chiếm thị phần lớn nhất, sản phẩm chiến lược cần phải đáp ứng được các điều kiện như: Phù hợp với quan hệ cung cầu thị trường, thông dụng đối với người tiêu dùng - nhắc đến sản phẩm CVTD này là người ta sẽ nghĩ đến ngay đến NHHTX CN Bình Thuận. Có tính cạnh tranh cao: Bao gồm các yếu tố về hạn mức, lãi suất, điều kiện vay vốn, sản phẩm ưu đãi, các loại phí,…

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, như đăng ký vay online, đặt lịch hẹn online, hỗ trợ trực tuyến, dịch vụ cho vay trực tuyến, giảm hồ sơ thủ tục giấy tờ,…nếu chi nhánh phát triển được các tiện ích như trên thì khách hàng vay chỉ cần chiếc máy tính hoặc điện thoại di động được kết nối Internet đã có thể truy cập vào website của ngân hàng để giao dịch, khách hàng có thể khơng cần đến trụ sở ngân hàng giao dịch, từ đó giảm thiểu thời gian đi lại cho khách hàng.

Ba là: Căn cứ nội dung Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển

thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 và trên tinh thần

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đang

đẩy mạnh đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với dịch vụ công và các dịch vụ khác như: Thanh toán tiền điện, tiền nước, cước dịch vụ viễn thơng, khám chữa

bệnh,… Thẻ tín dụng hiện nay đang phát triển rất mạnh ở nhiều ngân hàng khác, khách hàng cảm thấy rất tiện lợi cũng như nhận được nhiều khuyến mại khi thanh toán qua thẻ. Nắm bắt được nhiều tiện ích như vậy, thì chi nhánh có thể phát triển CVTD qua thẻ tín dụng khi hệ thống NHHTX triển khai.

Bốn là: Áp dụng linh hoạt hình thức bảo đảm tiền vay. Đảm bảo tiền vay đang

là một trong những rào cản đối với phát triển hoạt động CVTD trong thời gian qua. Để có thể mở rộng cho vay, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, chi nhánh cần áp dụng linh hoạt hình thức đảm bảo tiền vay, chẳng hạn trên cơ sở

xếp hạng tín dụng nội bộ, những khách hàng xếp hạng AAA, AA, A thì chi nhánh có

thể cho vay có đảm bảo một phần hoặc cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản; đối

với những khách hàng xếp loại BBB, BB và B có thể cho vay khơng có đảm bảo một

phần hoặc TSĐB hình thành trong tương lai và các đối tượng cịn lại thì bắt buộc phải

có TSĐB. Bên cạnh việc nhận thế chấp tài sản là bất động sản và số dư tiền gửi như

hiện nay, chi nhánh cần mở rộng nhận các loại tài sản khác như: Ơ tơ, xe gắn máy, trái phiếu, cổ phiếu,… làm TSĐB tiền vay.

Năm là: Nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tại chi nhánh. Trình độ của đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động CVTD nói riêng. Để có đội ngũ cán bộ giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có kỹ năng giao tiếp tốt, trước hết khi tuyển dụng, chi nhánh cần chuẩn hóa quy định trình độ tối thiểu đầu vào; công tác tuyển dụng cần cơng khai, minh bạch để chọn ra những người có đủ điều kiện vào làm việc. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo lại cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, cán bộ yếu về mảng nghiệp vụ nào thì tăng cường đào tạo nghiệp vụ đó, khơng đào tạo tràn lan gây lãng phí về vật lực, chú trọng đào tạo các mảng nghiệp

vụ tín dụng, phân tích tài chính, luật pháp, marketing, kỹ năng giao tiếp khách hàng, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các cơ sở đào tạo, đồng thời định kỳ tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ để đánh giá năng lực của cán bộ. Bên cạnh đó, dựa vào Quyết định số 11/QĐ-HHNH về Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán

bộ ngân hàng, chi nhánh cần xây dựng, triển khai bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

và quy tắc ứng xử phù hợp với cán bộ ngân hàng chi nhánh mình.

Sáu là: Mặc dù NHHTX những năm gần đây đã tăng cường ứng dụng hệ thống

công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, tuy nhiên so với các NHTM khác trên địa bàn, đặc biệt là các NHTM ở những nước tiên tiến trên thế giới thì hệ thống cơng nghệ ngân hàng của NHHTX vẫn cịn có khoảng cách nhất định. Để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tăng cường tính bảo mật và giảm được việc làm thủ cơng cho đội ngũ cán bộ, NHHTX cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin của mình, làm cơ sở từ đó mở rộng sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích của sản phẩm và đảm bảo tính bảo mật thơng tin cho khách hàng và ngân hàng.

Bảy là: Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị hoạt động CVTD. Với điều kiện

áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng như hiện nay, có thể nói marketing là một cơng

cụ cực kỳ quan trọng giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đồng thời đưa những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng đúng lúc và đúng chỗ. Trong thời gian qua, chi nhánh chưa chú trọng đến hoạt động này để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hoạt động CVTD nói riêng. Để sản phẩm vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết đến, trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, CVTD

nói riêng đến với khách hàng nhiều hơn. Hình thức quảng cáo cần bắt mắt, ngắn gọn,

dễ hiểu, nội dung đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Nội dung quảng cáo cần

được thực hiện trên nhiều kênh thông tin khác nhau, phù hợp với phong tục tập quán

của các vùng, miền và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như trí thức, cơng

nhân, nơng dân, doanh nhân, đa dạng hóa các kênh quảng cáo như: Báo nói, báo hình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)