Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 44 - 48)

2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt

chi nhánh Bình Thuận

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Bình Thuận Nam chi nhánh Bình Thuận

Hoạt động cho vay tại NHHTX CN Bình Thuận được căn cứ theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đồng thời căn cứ theo Quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHHTX theo Công văn số 15/QĐ-NHHT ngày 14/03/2017 quy định về “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của

NHHTX đối với khách hàng” và Công văn số 315/QTr-NHHT ngày 15/03/2017 của

NHHTX hướng dẫn “Quy trình thẩm định, quyết định cho vay; kiểm tra giám sát sử

dụng vốn vay đối với cho vay phục vụ đời sống”.

Quy trình CVTD tại NHHTX được thực hiện theo quy trình cho vay khách hàng khơng phải TCTD, là quy trình được cụ thể hố từ quy trình cho vay khách hàng nói chung, được tách thành 7 bước mang tính hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể.

Hình 2.6 Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng không phải là TCTD tại NHHTX CN Bình Thuận

Nguồn: Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHHTX

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng

Khi khách hàng đề xuất vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn, chính sách cho vay của NHHTX hiện đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho vay phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà NHHTX có thể đáp ứng: Lãi suất, thời hạn, hình thức bảo đảm, điều

kiện ràng buộc,… CBTD giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của NHHTX.

ánh tư cách pháp lý của mình. Các lần vay tiếp theo, khách hàng khơng phải nộp các loại giấy tờ này nữa song phải bổ sung trong trường hợp có thay đổi như: Tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh, thay đổi chủ sở hữu, thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, kế toán trưởng,...

Bước 2: Thẩm định cho vay

CBTD thực hiện thẩm định và viết tờ trình thẩm định trình Trưởng phịng Tín

dụng (đối với các khoản vay phức tạp, có giá trị lớn, Trưởng phịng Tín dụng nên cùng tham gia vào quá trình thẩm định của CBTD ngay từ đầu nhằm rút ngắn thời gian thẩm định xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng thẩm định). CBTD thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo mơ hình xếp hạng tín dụng của NHHTX.

Sau khi nội dung trên tờ trình thẩm định đã được hồn thiện, Trưởng phịng Tín

dụng nêu ý kiến của mình về việc đề xuất cho vay hay không cho vay tại tờ trình thẩm

định và trình tồn bộ hồ sơ vay vốn lên lãnh đạo phê duyệt. Căn cứ vào các thơng tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ vào phạm vi quyền hạn được phân công, lãnh đạo đơn vị ra một trong các quyết định bao gồm: Đồng ý cho vay/Từ chối cho vay/Yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin/u cầu tái thẩm định/Thơng qua Hội đồng tín dụng cơ sở (với các khoản vay vượt mức phán quyết

của Giám đốc chi nhánh).

Bước 3: Hội đồng tín dụng (trường hợp vượt quyền phán quyết)

Trường hợp hồ sơ vay tại các chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xét duyệt, chi nhánh thơng qua Hội đồng tín dụng cơ sở trình hồ sơ lên Hội đồng tín dụng NHHTX để xem xét trước khi trình Tổng giám đốc. Căn cứ ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc sau khi hồ sơ được Hội đồng tín dụng NHHTX trình lên, lãnh đạo tổ chức triển khai các bước tiếp theo như đã nêu ở phần trên.

Bước 4: Giải ngân vốn vay

CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục giải ngân tiền vay như lập Giấy nhận nợ, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Sau khi tiếp nhận hồ sơ CBTD kiểm tra thông tin trong hồ sơ, trường hợp cần thiết CBTD (có thể

cùng Trưởng phịng Tín dụng) thực hiện kiểm tra khảo sát thực tế trước khi quyết định giải ngân tiền vay.

Sau khi lãnh đạo duyệt ký hồ sơ, CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận Kế toán để thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Bước 5: Kiểm tra sử dụng vốn vay

Căn cứ vào đặc thù cho vay trên địa bàn, Trưởng phịng Nghiệp vụ Tín dụng chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay.

Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo cáo Trưởng phịng Tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.

Việc kiểm tra sử dụng vốn lần đầu là căn cứ để giải ngân lần kế tiếp hoặc chậm

nhất 01 tháng sau lần giải ngân đầu tiên, sau đó được tiến hành định kỳ theo kế hoạch (thường phù hợp với kỳ hạn trả nợ, và không quá định kỳ 01 năm/lần).

Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tùy theo khả năng có thể khắc

phục được hay khơng, CBTD đề nghị khách hàng khắc phục về đúng mục đích sử dụng vốn đã ghi trong hợp đồng tín hoặc đề nghị tiến hành biện pháp thu hồi nợ trước hạn.

Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải đồng thời kết hợp kiểm tra tài sản bảo đảm cho khoản vay (hiện trạng, giá trị của tài sản bảo đảm) định kỳ theo kế hoạch.

Trường hợp nhận thấy giá trị tài sản thay đổi không đủ đảm bảo cho khoản vay, CBTD phải báo cáo ngay Trưởng phịng Tín dụng và lãnh đạo, đồng thời yêu cầu khách hàng phải có biện pháp bổ sung thêm tài sản để bảo đảm cho khoản vay.

Bước 6: Thu hồi nợ vay

Định kỳ từ ngày 20 đến ngày cuối tháng, CBTD liệt kê danh sách khách hàng đến hạn trả nợ gốc, lãi và khách hàng đã quá hạn của tháng kế tiếp, thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn.

CBTD cần kiểm tra ngay các nguồn thu của khách hàng nhằm chủ động thu hồi

nợ vay khi đến hạn.

Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan, khách hàng có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn

nợ), chuyển nợ quá hạn Hợp đồng tín dụng đó, nêu rõ các biện pháp tiếp theo của NHHTX nếu khách hàng tiếp tục không trả nợ đúng hạn, sau đó định kỳ tiếp tục gửi thơng báo địi nợ đến khách hàng.

Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận Kế toán, bộ phận Ngân quỹ để thực hiện thu nợ. Sau khi bộ phận Kế tốn tính tốn và thu nợ gốc, lãi và phí (nếu có) đầy đủ, CBTD làm thủ tục giải chấp (nếu có bảo đảm bằng tài sản) trình Trưởng phịng Tín dụng và Giám đốc ký; đề nghị bộ phận Kế toán và bộ phận Kho quỹ làm thủ tục hoàn trả giấy tờ liên quan đến TSĐB của khách hàng đã thế chấp, cầm cố.

Bước 7: Lưu giữ hồ sơ

Từng phịng, ban (Tín dụng, Kế tốn, Ngân quỹ) căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện lưu trữ hồ sơ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)