Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 29 - 31)

Có nhiều chỉtiêu đểđánh giá chất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phổbiến hiện nay là:

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Nợquá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối

quan hệtín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụtrả

nợ đúng hạn của mình cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng,

cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệdư nợ quá hạn CVTD = NTổng dư nợợ quá hạn CVTDCVTD x 100%

Việc xác định tỷlệ nợquá hạn là yếu tốrất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng nói chung và CVTDnói riêng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ trên thấp chứng tỏ tình hình CVTD của ngân hàng tốt, hầu hết các khoản CVTDđều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷlệnày cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chếnhững rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợquá hạn gây ra.

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN “Nợ xấu là những khoản nợđược phân loại vào nhóm 3 (nợdưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợcó khảnăng mất vốn); các nhóm nợtrên có các khoản nợ gốc và lãi đã quá hạn từ 90 ngày trở lên”.

Tỷlệ nợ xấu phản ánh nợ xấu trong CVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ CVTD. Thông thường các khoản nợnày được xửlý bằng cách trích lập dựphòngđể xửlý rủi ro khi cần thiết. Khoản dựphòng này được tính toán dựa trên

tình hình dư nợquá hạn và trên cơ sở các khoản vay được đảm bảo hay không. Chỉ tiêu này càng thấp thể hiện chất lượng CVTD ngày càng cao, rủi ro của các khoản

CVTDngày càng được giảm thiểu.

Tỷ lệ nợ xấu CVTD = Tổng dư nợNợ xấu CVTDCVTD x 100%

Theo Quyết định số22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Thống đốc NHNN

Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tín dụng, nợ được phân thành 5 nhóm, cụthểnhư sau:

• Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợgốc và lãi đúng hạn.

• Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợđược TCTDđánh giá có khảnăng thu hồi đầy đủ nợgốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ.

• Nhóm 3 (nợdưới tiêu chuẩn): Các khoản nợđược TCTDđánh giá không có khảnăng thu hồi nợgốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc

và lãi.

• Nhóm 4 (nợnghi ngờ mất vốn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao.

• Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khảnăng thu hồi, mất vốn.

- Tỷ lệdư nợ CVTD có TSĐB: Ngân hàng tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng có thể cho vay không có TSĐB. Trong những trường hợp độ an toàn của người vay không được

chắc chắn, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có biện pháp đảm bảo tiền vay. Việc có TSĐB cho khoản vay giúp cho khách hàng ý thức được hơn về nghĩa vụ trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Tỷlệ CVTD có TSĐB được tính theo công thức:

Tỷ lệdư nợCVTDcóTSBĐ = Dư nợTổng dư nợCVTDcó TSBĐCVTD x 100%

Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chếbớt các thiệt hại của Ngân hàng khi khách hàng gặp khó khăn không trảđược nợ. Tỷ lệcho vay có TSĐB lớn cho thấy

mức độan toàn của hoạt động cho vay cao và nguy cơ mất vốn của ngân hàng trong trường hợp phát sinh nợquá hạn có TSĐB thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)