Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 58)

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển hoạt động CVTD của NHHTX CN Bình Thuận cịn có những hạn chế như:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD của chi nhánh còn thấp so với hầu hết các

NHTM khác trên địa bàn và có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.12: So sánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD với mộ số NHTM khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Năm 2015 2016 2017 2018 Bình

quân/ năm Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ trưởng Tăng Dư nợ trưởng Tăng Dư nợ trưởng Tăng

NHNo 632,000 980,000 55% 1,778,025 81% 2,131,897 20% 52% Sacombank 189,971 211,555 11% 405,300 92% 519,588 28% 44% ACB 29,971 57,773 93% 158,769 175% 176,931 11% 93% Liên Việt 110,315 230,966 109% 160,076 -31% 399,365 149% 76% NHHTX 630,565 751,975 19% 803,382 7% 781,890 -3% 8%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN CN Bình Thuận 2015-2018

- Cơ cấu dư nợ cho vay còn mất cân đối về kỳ hạn, chủ yếu cho vay trung, dài

hạn trong khi nguồn huy động vốn trung dài hạn khơng tương xứng, cịn lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính.

- Chi nhánh cung cấp danh mục sản phẩm CVTD khá đơn điệu, hầu như các NHTM khác đều có, chỉ có 4 sản phẩm cho vay chính là: Cho vay xây dựng, cải tạo nhà ở; cho vay mua đồ dùng, thiết bị gia đình; cho vay mua, thuê phương tiện đi lại; cho vay mua, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và CVTD khác.

- Đối tượng khách hàng CVTD còn hạn chế, trong đó chỉ CVTD đảm bảo bằng

tiền lương đối với cán bộ viên chức nhà nước, với đối tượng khách hàng khác thì buộc có TSĐB.

- Phương thức cho vay thiếu đa dạng, hiện tại dư nợ chỉ phát sinh ở phương thức

cho vay trực tiếp, chi nhánh vẫn phải hoàn toàn tiếp cận trực tiếp khách hàng để thẩm định, cho vay. Năm 2016, NHHTX triển khai phương thức cho vay gián tiếp bằng

sản phẩm vay hợp vốn với QTDND, nhưng khó khăn trong việc triển khai nên chưa

phát sinh dư nợ ở sản phẩm cho vay này, trong khi đó Agribank đã có phương thức cho vay gián tiếp qua các tổ chức chính trị - xã hội từ rất lâu như: Hội liên hiệp phụ

nữ, hội nông dân,…hay như VPBank thiết lập dày đặc các điểm giao dịch tài chính

tại các cơ sở bán lẻ để phát triển cho vay mua hàng trả góp.

- Tỷ trọng dư nợ CVTD có TSĐB cịn q thấp, chỉ chiếm bình quân 4% tổng

dư nợ CVTD, cịn lại là cho vay khơng có TSĐB. Do đó tuy tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi xảy ra rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu thì khả năng thu hồi nợ thấp vì các khoản vay chủ yếu khơng có TSĐB; trích lập dự phịng cũng cao hơn khi so sánh với trích lập dự phịng nợ xấu cho vay có TSĐB.

- Mức đóng góp vào thu nhập của CVTD cao, nhưng thiếu tính vững chắc do dựa trên những khoản vay tiêu dùng khơng có TSĐB là chính.

2.3.2.2. Ngun nhân

* Ngun nhân khách quan

Thứ nhất: Môi trường kinh tế. Giá cả thị trường diễn biến phức tạp, lạm phát tuy

được duy trì ở mức tốt nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể về giá ở một số mặt hàng, nhất là các mặt hàng nông sản như thanh long, hạt điều,… có đầu ra chủ yếu là thị trường Trung Quốc, giá cả bấp bênh, khó kiểm sốt; tình hình giao dịch bất động sản

của tỉnh thường xuyên biến động, nhiều sai phạm trong cấp phép, đầu tư gây khó

khăn trong định giá TSĐB để cho vay.

Thứ hai: Môi trường pháp lý hiện nay tồn tại những cơ chế thiếu đồng bộ, nhất

là trong xử lý nợ xấu. Trong hoạt động tín dụng, nợ xấu là không thể tránh khỏi, nhưng phần lớn nợ xấu hiện khơng thể xử lý được do các luật có liên quan không đồng bộ với nhau. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về xử lý nợ xấu, Quốc Hội đã ban hành Nghị Quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; từ đó vấn đề thu giữ TSĐB đã chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, bản thân NQ42 cũng có vướng mắc, như NQ42 chỉ có hiệu lực với các khoản nợ phát sinh từ 15/8/2017 trở về trước, những khoản nợ phát sinh sau ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu sẽ không thể áp dụng quy định của NQ42 để xử lý.

Thứ ba: CVTD mặc dù rất phát triển ở nhiều nước nhưng vẫn là một hình thức

khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt đối với người dân ở vùng nơng thơn, vùng xâu, vùng xa ít có cơ hội tiếp cận và cập nhật thông tin về sản phẩm tài chính, do đó sự hiểu biết của người dân về các sản phẩm CVTD còn hạn chế, người dân chưa thực sự hiểu rõ những lợi ích mà CVTD mang lại cũng như quyền và nghĩa

vụ khi sử dụng dịch vụ để có thể sử dụng các dịch vụ này một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen và tâm lý của người Việt Nam chưa quen với việc đi vay để tiêu

dùng, vì vậy họ thường chỉ tiêu trên số tiền họ kiếm ra chứ khơng mạo hiểm đi vay. Do đó, để phát triển hoạt động CVTD, chi nhánh cần phải tìm ra được biện pháp xóa bỏ rào cản tâm lý này.

Thứ tư: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn. Hoạt động trong mơi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh về CVTD ít nhiều ảnh hưởng đến việc chiếm lĩnh thị phần CVTD trên địa bàn của chi nhánh. Hiện nay các NHTM đồng loạt cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ về CVTD với ưu thế đa dạng hơn về sản phẩm cho vay, cạnh tranh và linh hoạt hơn về lãi suất, cơ chế thu nợ, giải ngân, thẩm định cũng thơng thống hơn.

* Nguyên nhân chủ quan

các sản phẩm cho vay, trong khi đó, các NHTM khác đã phát triển nhiều sản phẩm chủ đạo mang tính đặc thù riêng với nhiều tiện ích cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ như: Vietcombank CVTD theo lương với mọi đối tượng, CVTD thế chấp bằng bất động sản và ô tơ, cho vay cầm cố giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, tín

phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm phát hành tại Vietcombank hoặc TCTD khác,… Ngân hàng VPBank cho vay thế chấp sổ hưu, CVTD nếu khách hàng có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hóa đơn tiền điện,…

Thứ hai: Chi nhánh hiện chỉ có phương thức cho vay gián tiếp là sản phẩm cho

vay hợp vốn với QTDND nhưng lại không phát triển được, bởi 2 lý do chính sau:

- Sản phẩm này chỉ phù hợp với các QTDND muốn phân tán rủi ro, hoặc

QTDND nào thiếu vốn cho vay; hoặc món vay vượt qua 15% vốn tự có của QTDND

đối với 1 cá nhân, hoặc vượt 25% vốn tự có của QTDND đối với một nhóm khách hàng theo quy định của pháp luật. Trường hợp thiếu vốn cho vay, QTDND thường

vay thẳng chi nhánh một khoản vay lớn để có thể phục vụ nhiều khách hàng chứ không muốn triển khai cho vay hợp vốn lẻ tẻ theo từng khách hàng. Còn trường hợp nhu cầu vay vượt tỷ lệ của QTDND cũng ít khi xảy ra.

- Cơ chế cho vay, thẩm định khách hàng, điều kiện vay vốn của chi nhánh và các QTDND cũng khác nhau. Do đó, dù khách hàng đáp ứng được điều kiện vay vốn

của QTDND nhưng lại không đáp ứng được điều kiện vay vốn của chi nhánh; TSĐB của khách hàng đa phần cũng ở xa gây khó khăn trong việc thẩm định cho chi nhánh.

Thứ ba: Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CBTD của chi nhánh chưa cao. Trong

giai đoạn 2015 - 2018, mặc dù đội ngũ CBTD của chi nhánh rất nỗ lực trong việc cho vay, thẩm định, quản lý các món vay tiêu dùng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, tuy nhiên do quá chú trọng vào CVTD đối tượng cán bộ viên chức nhà nước vì thủ tục dễ dàng nhanh gọn hơn, mà tỷ trọng CVTD có TSĐB chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong CVTD, gây mất an tồn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Ngoài ra, các kĩ năng bán hàng, giới thiệu sản phẩm, phân tích tâm lý khách hàng,… cũng chưa thực sự được cán bộ chú trọng trang bị, trau dồi. Hơn nữa, một số CBTD thiếu kiến thức cần thiết trong việc đánh giá các khoản vay để đưa ra báo cáo đánh giá chính xác, điều

này cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động CVTD. Do vậy, việc thường

xuyên học hỏi nâng cao trình độ và kỹ năng nghề của CBTD là nhu cầu cần thiết, nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Thứ tư: NHHTX nói chung và NHHTX CN Bình Thuận nói riêng chưa chú trọng đến công tác marketing thương hiệu nên thị trường cịn hạn chế. Tuy nằm trong khu

vực đơng dân cư, trung tâm thành phố nhưng chi nhánh chưa có chiến lược marketing cụ thể để quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm vay tiêu dùng của mình, chưa chủ động tìm đến với khách hàng, vẫn bị động chờ khách hàng đến, điều này làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của chi nhánh. Chính sách giao tiếp, khuyếch trương cũng khơng được thực hiện khiến hình ảnh NHHTX CN Bình Thuận trở nên mờ nhạt. Rất nhiều cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh khi được hỏi đều không biết hoặc chưa nghe thấy tên NHHTX. Tuy được thành lập với mục tiêu khơng vì lợi nhuận, hỗ trợ các QTDND là chủ yếu, nhưng trong điều kiện thừa vốn, các QTDND đều có số dư tiền gửi cao, việc tăng cường cho vay ra ngoài hệ thống là rất quan trọng, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHHTX, vừa quảng bá nâng cao hình ảnh, nâng cao lợi thế ngân hàng.

Thứ năm: Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện ở NHHTX CN

Bình Thuận, chính sách giá cả các sản phẩm vay chưa hấp dẫn. Dẫn đến việc nắm bắt nhu cầu khách hàng chưa kịp thời, sản phẩm CVTD cịn ít, thiếu đa dạng, khó tiếp

cận với phần đơng khách hàng.

Thứ sáu: Chưa có bộ phận chuyên biệt về quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, ngành kinh tế cụ thể. Hiện nay, việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong quá trình thẩm định, theo dõi, giám sát khoản vay và được phối hợp bởi nhiều bộ phận bao gồm phịng Tín dụng, phịng Kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, cùng với sự theo dõi,

kiểm tra, chỉ đạo từ xa của phòng Quản lý rủi ro, Kiểm tra nội bộ và phịng Kiểm tốn nội bộ của Hội sở chính. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các đơn vị chưa thực sự hiệu

quả.

sở chính do nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh không đủ để đáp ứng nhu cầu

cho vay, dẫn đến bị động trong nguồn vốn, có lúc khơng có vốn để cho vay, mất cơ hội kinh doanh.

Thứ tám: Đối tượng cho vay còn hạn chế. Đối với sản phẩm CVTD theo lương,

chi nhánh chỉ cho vay với đối tượng là cán bộ viên chức hưởng lương từ ngân sách

Nhà nước mà chưa mở rộng ra nhiều đối tượng khác, dẫn đến quy mô cho vay phát

triển chậm.

Thứ chín: NHHTX CN Bình Thuận hiện nay chỉ nhận bất động sản làm TSĐB

tiền vay, thêm vào đó là quy chế cho vay chưa thơng thống như: Cịn định giá bất động sản theo một nửa giá nhà nước, chỉ cho vay tối đa 80% giá trị TSĐB, bất kì khoản vay thế chấp nào dù nhỏ cũng đều phải gửi Hội sở chính chờ phê duyệt,…dẫn đến giá trị khoản vay không cao, mất nhiều thời gian hồn thiện hồ sơ, khơng hấp dẫn được khách hàng.

Thứ mười: Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch cịn mỏng, tồn tỉnh NHHTX CN Bình Thuận có 1 chi nhánh và 2 phịng giao dịch, trong khi đó chi nhánh hiện chỉ cho vay trực tiếp là chính, làm hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng. Mặc

dù chi nhánh cũng có biện pháp hỗ trợ cho vay xa như đi giải ngân tại các địa bàn

vùng sâu, vùng xa, nhưng chỉ là biện pháp ngắn hạn, chưa mang tính lâu dài, ổn định.

Thứ mười một: Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp. Phần lớn các

khoản CVTD của chi nhánh là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình qn của cán bộ viên chức chỉ là 3 - 8 triệu đồng/tháng, sau khi trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền cịn lại để trả nợ là khá ít. Do đó, khả năng tài chính của đối tượng khách hàng này cũng chỉ đủ chi trả cho các khoản vay nhỏ. Đối với những khoản vay tiêu dùng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng nguồn trả nợ thiếu tính ổn định hoặc chưa rõ ràng thì việc ra quyết định cho vay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.Thực tế này cũng gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc phát triển hoạt động CVTD.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ CHI NHÁNH BÌNH THUẬN

3.1. Định hướng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Bình Thuận Bình Thuận

3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển

ngành Ngân hàng Việt Nam Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu

rõ:

- Giai đoạn 2018 – 2020, NHHTX cần "nâng cao vai trò và trách nhiệm của

Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng; hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên; tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động”.

- Giai đoạn 2021 – 2025, NHHTX cần “hoàn thiện việc xây dựng Ngân hàng

Hợp tác xã thành Ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết, đảm bảo an toàn của hệ thống qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân; hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn, thực hiện các hoạt động ngân hàng và quản lý vận hành Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân; nghiên cứu, xây dựng Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên”.

Trên tinh thần của Quyết định 986/QĐ-TTg, với tư cách là tổ chức đầu mối của hệ thống, chiến lược kinh doanh của NHHTX là phát triển thành một ngân hàng có tiềm lực tài chính và kỹ thuật, cơng nghệ đủ mạnh để làm động lực, làm đầu tàu cho hệ thống NHHTX, phục vụ có hiệu quả sự phát triển của các chi nhánh thông qua cơng tác điều hịa vốn, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các QTDND thành viên. Bên cạnh

đó, NHHTX cũng có những biện pháp để đa dạng hóa hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và cho vay ngoài thành viên như một NHTM thực thụ, giúp cho hệ thống NHHTX đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường, hội nhập thành cơng vào thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Nhiệm vụ cụ thể như

sau:

- Tăng cường nguồn vốn tự có thơng qua các kênh: Vốn đóng góp của các

QTDND, của các NHTM và vốn hỗ trợ của Chính phủ.

- Đẩy mạnh việc khai thác nguồn vốn trong nước từ các TCKT, TCTD, dân cư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)