a) Các nhân tố bên trong ngân hàng
• Quan điếm của nhà quản lý về rủi ro tín dụng', mỗi nhà quản trị có quan
điểm khác nhau,điểm cốt lõi của QTRRTD là sử dụng tài chính để xây dựng quy trình kiểm tra giám sát một cách khoa học,hợp lý,tiết kiệm,tận dụng các công nghệ tiên tiến.
• Tô chức công tảc quản lỷ rủi ro tín dụng: NH có tố chức công tác quản lý RRTD tốt, phù hợp với tiêu chuẩn,thông lệ quốc tế và một phương thức quản lý
khoa học sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả QTRRTD.Ngược lại, sẽ không
đạt được hiệu quả như mong đợi và yêu cầu thực tế của NH,khách hàng,xã hội.
• Cơ chế giám sát nội bộ: quá trình này diễn ra trung thực,hiệu quả sẽ hỗ trợ Ngân hàng giám sát tốt đồng thời sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót
trong quá trình thực hiện công tác tín dụng. Sự phối hợp chặt chè giữa các bộ phận trong ngân hàng cũng đem lại hiệu quả tốt hơn,qua đó góp phần giảm thiếu tối đa rủi
ro có thể xảy ra.
• Trình độ và kinh nghiêm nhân viên: con người bao giờ cũng là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định.Để phục vụ QTRRTD, đòi hỏi NHTM phải có một đội
ngũ nhân lực có chất lượng cao,có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để vận hành tốt
nhất các quy trình quản lý.
• Hệ thông thông tin và xử lý thông tin trong quá trình quản lý rủi ro: việc
thu thập và xử lý thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến những đánh
giá không chính xác.Những thông tin từ hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, những
thông tin do ngân hàng lưu trữ và những thông tin do ngân hàng tìm hiếu bên ngoài có thể chỉ phản ánh một phần về doanh nghiệp, cần thiết phải phân tích và tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể đánh giá được toàn diện về doanh nghiệp.Chính vì vậy,
công nghệ lạc hậu,thiếu thông tin cũng trở thành một nhân tố xuất phát từ phía ngân
hàng,ảnh hưởng tới quá trình QTRRTD của ngân hàng.
b) Nhân tố bên ngoài ngân hàng. a> Khách hàng.
- Sự trung thực của khách hàng: Hồ sơ xin vay vốn của KH là nhân tố phải
kể đến trước tiên,là cơ sở đầu tiên của mối quan hệ vay nợ giữa KH và NH. Nếu hồ sơ của DN không cung cấp đầy đủ,chính xác và không được trinh bày khoa học những thông tin mà NH yêu cầu thì việc hạn chế rủi ro sẽ gặp rất nhiều khó khăn do
công tác phân tích cho kết quả không phản ánh tình trạng tài chính thực tế của KH.
- Năng lực của khách hàng: là nhân tố quyết định đến việc KH hiệu quả sử dụng vốn vay.Năng lực của KH yếu kém thì sẽ dễ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ,
chất lượng tín dụng của NH.
- Các nguồn lực sử dụng trong quá trình SX-KD: Vị trí địa lý, khí hậu,tài nguyên, lao động được các nhà SX-KD hết sức quan tâm.Việc khai thác một cách
có hiệu quả sẽ góp phần phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh cùa từng vùng,
tiểu vùng.Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp,do đặc điểm chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện tự nhiên, nên nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư
vốn TDNH mà các NHTM phải tính toán để hoạch định quản lý tín dụng cho phù hợp với từng vùng,từng địa phương.
b> Chính sách pháp luật.
- Chính sách tài chính,tiền tệ và quản lý tín dụng của Nhà nước: NHTM chịu ảnh hưởng bởi quản lý tín dụng của nhà nước cả về khách quan và chủ quan.về khách quan, khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển một ngành, một lĩnh vực, khu vực kinh tế nào đó, nhà nước sẽ sử dụng các công cụ về
tiền tệ - tín dụng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùa các NHTM đối với nguồn
vốn huy động để đầu tư cho khu vực kinh tế đó,cho các NHTM vay vốn phát triển tín
dụng ưu đãi,vốn ODA cùa các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp...Đặc biệt, nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi để bảo vệ cho hoạt động tín dụng cùa NHTM đối với khu vực được khuyến khích phát triển..về chủ quan, hoạt động tín dụng của NHTM
phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia,NHTM buộc phải điều chỉnh chính sách tín dụng phù họp với chính sách chung của nhà nước.Khi nhấn mạnh về quản lý tín dụng của NHTM phải phục vụ quản lý tín dụng chung của nhà nước,W.Reed và K.Gill viết: “Lỷ do chủ yếu để NHTM được cấp giấy phép là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nếu điều này không được thực hiện sẽ
ít có lời biện hộ nào cho sự tồn tại của chúng”
- Tình hình chính trị - xã hội: hoạt động kinh tế luôn gắn liền với hoạt động chính trị - xã hội.Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau.Muốn
kinh tế phát triển ổn định, phải có một thể chế chính trị mạnh và ổn định.Kinh tế phát triển tốt sẽ góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.Ngược lại, khi
chính trị - xã hội bất ổn,sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế; nền kinh tế suy thoái dẫn
đến khủng hoảng chính trị và trật tự xã hội sẽ có diễn biến phức tạp...Mặt khác,sự
mất ổn định về chính trị của một nước, một khu vực sè làm ảnh hưởng đến nhịp độ
phát triển kinh tế của toàn cầu.Tất cả những hệ quả này,rõ ràng ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng đối với các khoản tiền đã cho vay và khả năng tiếp nhận vốn vay của những dự án đã có trong kế hoạch giải ngân.
c> Tình hình kinh tế vì mô.
về môi trường kinh tế,có rất nhiều nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng
của NHTM:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế có đà tăng trưởng nhanh,các doanh nghiệp,cá nhân vay vốn để mở rộng SXKD,là giai đoạn NHTM áp dụng
chính sách tăng trường quy mô dư nợ.Nền kinh tế bước vào chu kỳ suy thoái,ngân
hàng cần áp dụng chính sách thu hẹp quy mô tín dụng để giảm thiểu rủi ro.
Thị trường chi phối quản lỷ tín dụng: nhu cầu thị trường tăng,các doanh
nghiệp và người sản xuât vay vôn mở rộng sản xuât đê tìm kiêm lợi nhuận.Ngược
lại,khi nhu cầu thị trường giảm, sản xuất bị thu hẹp,nhu cầu tiêu dùng của người lao
động giảm,vốn TDNH sè giảm nhanh cả về khối lượng và khả năng thu hồi.
Lạm phát tác động tiêu cực đến quản trị tin dụng của NHTM: theo nguyên tắc lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát,buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động và cho vay.Lãi suất cho vay tăng làm cho khả nàng tiếp nhận
vốn vay giảm.
1.3.6. Kinh nghiệm của một số chi nhánh NHTM về QTRRTD KHDN và bàihọc cho MSB - Chi nhánh Hà Nội