NHTM cần có một cấu trúc quản trị rủi ro bắt nguồn từ nhu cầu,mục tiêu chung và hướng vào điều hoà các nguồn lực con người,vật chất sao với chi phí thấp
nhất.Mục tiêu căn bản cốt lõi mà mọi nhà quản trị ngân hàng hướng tới là:
- Tối đa hoá lợi nhuận.
- Giảm thiểu các rủi ro thấp nhất.
- Đảm bảo khả năng thanh toán (ngắn hạn và dài hạn). Cấu trúc quản trị rủi ro đà được hệ thống như sau:
Sơ đô 1.1: Câu trúc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
(Nguồn tham khảo: Từ tài liệu [Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg (2008), Rick Management])
a) Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Định hướng hoạt động được các nhà quản trị ngân hàng hoạch định với mục đích tạo ra một kim chỉ nam cho hoạt động của ngân hàng.Chiến lược quản trị rủi ro
tín dụng là một phân cùa chiên lược kinh doanh tông thê,được hoạch định nhăm
mục đích đảm bảo tăng trưởng tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và khẩu vị rủi ro của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn.Qua
đó,NHTM đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng.
b) Xác định “khâu vị rủi ro ” của ngân hàng
Khẩu vị rủi ro của ngân hàng là khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau,điều này tùy thuộc vào quy mô tự có,năng lực quản lý,cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác của ngân hàng.Với đặc điểm kinh doanh của các ngân hàng,việc hoạch định chiến lược rủi ro tín dụng sẽ phụ thuộc tương đối lớn vào việc xác định
khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ví dụ như xác định các lĩnh vực hạn chế cho vay hoặc cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, v.v...
c) Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng thích hợp
QTRRTD là một nội dung trong chính sách tín dụng chung,bao gồm hệ
thống các quan điểm,chú chương,định hướng,quy định chỉ đạo hoạt động tín
dụng cùa NHTM do ban điều hành soạn thảo,hội đồng quản trị thông qua;phù
hợp với chiến lược phát triển của NHTM và những quy định pháp lý hiện
hành.Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quán, phù hợp với đặc điếm tình hình tài chính cùa mồi nhà bang.Mặt khác,chính sách tín dụng cùa
NHTM luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận,an toàn và lành mạnh
[PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội]. d) Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Tất cả các nội dung chiến lược,chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thể thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tố chức hợp lý.Các NHTM
hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng phi tập trung sang tập trung; hình thành mô hình tổ chức QTRR thống nhất từ Hội đồng cao cấp có sụ’ tư vấn của ủy ban quản lý rủi ro đến bộ phận quản lý
rủi ro trực thuộc Ban điều hành cùng với đó là sự hồ trợ từ phía ban Kiếm soát nội bộ của NHTM.
e) Tô chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng
Được xem là khâu phức tạp do có sự tham gia của nhiều bộ phận,
phòng,ban trong ngân hàng.Nếu không có sự phối kết hợp một cách nhuần
nhuyễn, có thể làm phát sinh nhiều sai sót, chẳng hạn như bở qua các thủ tục
pháp lý cần thiết,vi phạm quy tắc “bốn mắt” trong xét duyệt tín dụng...và từ đây
sẽ xuất hiện rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đã được úy ban Basel đề cập đến [Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel ỉỉ - sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin,
bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008].
f) Giám sát và kiêm tra quá trình thực hiện
Giám sát và kiếm tra quá trình thực hiện có các ý nghĩa sau:
Thú’ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề.NHTM kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn xây dựng
chính sách chung sống cùng rủi ro: hạn chế rủi ro,chấp nhận rủi ro,khai thác hoặc
thanh lý nợ quá hạn,nợ khó đòi hoặc nợ có vến đề; đồng thời phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, hân tích nguyên nhân,thực trạng và khả năng
giải quyết.
Thứ hai,tiếp tục thực hiện quá trinh sàng lọc khách hàng,thông qua việc thu thập thông tin từ những khách hàng vay. Các NHTM thực hiện lọc những người vay
tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiếm vay tín dụng có dự báo xấu,bằng cách thu thập tổng hợp thông tin khách hàng.Nhờ vậy,các món tiền cho
vay sẽ đem lại lợi nhuận cao.NHTM tiếp nhận thông tin qua tình hình tài chính,uy tín của khách hàng vay,dự báo thị trường đối với ngành hàng.
Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất.Trên cơ sở phân loại nợ theo chất lượng,hàng năm các ngân hàng thương mại tiến hành trích lập dự phòng
rủi ro cho các tổn thất ước tính.Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng tín dụng.
g) Điêu chỉnh sau giám sát
Trường hợp lý tưởng, kết quả giám sát cho thấy hoạt động tín dụng ổn thỏa,
mọi rủi ro trong tầm kiểm soát;xem như biện pháp điều chỉnh không xảy ra.Trong
phần lớn các trường hợp, sẽ xuất hiện các biến cố bất thường,ví dụ như tỉ lệ các
khoản nợ xấu vượt khỏi dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung,
v.v...nhà quản trị tiến hành nghiên cứu lại tác động của các biến cố này và áp dụng
các biện pháp điều chỉnh kịp thời.Mục đích sau cùng của các điều chỉnh này là đưa hoạt động tín dụng trở về quỹ đạo an toàn,phù hợp với khẩu vị rủi ro cũng như trong tầm kiểm soát của NHTM.