Kinh nghiệm của một số chi nhánh NHTM về QTRRTD KHDN và bài học

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 50)

1.3.6.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long (VietcomBank - Thăng Long)

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietcomBank Chi nhánh Thăng Long là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đối đế thích nghi với sự biến động

của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận

nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến...

Vietcombank Thăng Long thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong

từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tinh trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ

danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển,

khách hàng có nãng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít

chịu rủi ro.Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh,

tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đù và tích cực xử lý nợ xấu. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách

hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm

tiền vay...được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trờ thành một trong những Ngân hàng có tỳ lệ nợ xấu thấp.

1.3.6.2. Kỉnh nghiêm của Ngân hàng thương mại cô phần Quân đội Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long (MB - Nam Thăng Long)

MB - Nam Thăng Long đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với

các nguyên tăc và chuân mực cao nhât nhăm giảm thiêu tôi đa tôn thât, đó là luôn

đảm bảo nguyên tắc tách bạch,phân công chức năng rõ ràng giừa các bộ phận,tuân thủ việc phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập. Chi nhánh áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến.Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa

quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp lý và kiếm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính

sách nhân sự tiên tiến.Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu, hệ thống theo dõi thanh khoản và biến động lãi

suất thị trường hàng ngày.Ban lãnh đạo chi nhánh có sự chú trọng đến việc phân

tích ,đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,

rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý; định lượng các loại rủi ro tín

dụng theo đặc điếm hoạt động, chính sách tín dụng và năng lực cùa MB Nam Thăng

Long.MB sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp và xem như là một thước đo rủi ro chung đối với khách hàng.Hệ thống này khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng,cùng một đề nghị xin vay nhưng có Chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng kiên quyết từ chối trong khi Chi nhánh khác lại

sẳn sàng cho vay.Mọi hoạt động chủ yếu của chi nhánh đều được thiết kế các thủ tục kiểm soát theo sự đánh giá bản chất của từng loại nghiệp vụ.Việc xét duyệt và

phê chuẩn tín dụng cũng được quy định khá chặt chẽ.Tồn tại sự kiểm soát quá trinh xử lý thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng như: kiểm soát chứng từ giải ngân, kiểm soát sự cập nhật vào hệ thống xử lý..Quy định về bảo quản, lưu trừ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.Thực hiện phân tích tín

dụng để đánh giá tính hiệu quả và rủi ro của danh mục cho vay đồng thời chú trọng

áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng.Đường truyền thông tin được

kết nối trên toàn hệ thống để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi,truyền đạt thông tin về chính sách của ngân hàng.Xây dựng các quy trình, cầm nang hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biển đến các cấp thông qua các buổi họp, các buổi tập huấn. Có bộ phận cập nhật thông tin về ngành nghề và cung cấp cho khách hàng.

Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại MB - Nam

Thăng Long thì chi nhánh còn một số tồn tại cần khắc phục như:

- Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra của chi nhánh chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng.Năng lực cán bộ kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra

ngân hàng còn chưa theo kịp.Khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám

sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rúi ro và vi phạm. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách

hàng thường được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay.

- về phía người xét duyệt cho vay,do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt

quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thấm định của cán bộ tín dụng nên dễ bị đi theo những điều kiện đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, người xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do cán bộ tín dụng đưa

ra và sự kiềm tra trước đó của cấp dưới.

- MB vẫn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi

cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay.Theo

dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay

nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và

MB nhằm tỉm ra những cơ hội kinh doanh mới và mờ rộng cơ hội kinh doanh.

1.3.6.3. Bài học đôi với MSB — Chi nhánh Hà Nội

Qua kinh nghiệm của một số NHTM trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút

ra một số bài học với MSB để MSB - Chi nhánh Hà Nội tuân thủ:

Một tó,tách bạch mô hình tố chức của hoạt động tín dụng đồng thời phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng,tuân

thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng,tổ chức xem xét,thẩm định chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới,trong đó trọng tâm là đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

Hai là, xây dựng chính sách và quy trinh thủ tục để nhận dạng,đo lường kiểm

soát và hạn chế RRTD. Những chính sách và quy trình này cần chi rõ RRTD trong toàn bộ hoạt động cùa ngân hàng ở từng khoản tín dụng cũng như ở cấp độ quản lý

danh mục.

Ba là,xấy dựng mô hình xếp loại khách hàng chi tiết, cụ thể giúp các ngân hàng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả.

Bốn là,giám sát khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách hàng. Thực

hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ. Định kỳ, rà soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để có

các biện pháp xử lý kịp thời các tỉnh huống.

Năm /ổ,hoàn chỉnh hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để Ban lãnh

đạo có thề đo lường rủi ro tín dụng phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài

bảng cân đối kế toán.Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng đế có thể nhận dạng các rủi ro tín dụng do tập trung vào một ngành, lĩnh vực.Có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm giá và có vấn đề,quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tinh huống xử

lý tương tự.

KÉT LUẬN CHUÔNG 1

Chương 1 đã đê cập những vân đê cơ bản vê tín dụng KHDN,rủi ro tín dụng KHDN ;phân tích vấn đề quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại NHTM và kinh nghiệm

của một số NHTM trong nước.Từ đó rút ra bài học làm nền lý luận để nghiên cứu những vấn đề cụ thể về quản trị rủi ro tín dụng KHDN tại MSB - Chi nhánh Hà Nội và đưa ra các giải pháp cải thiện hoạt động này ở các chương sau.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KÉ NGHIÊN cú ư

2.1. Địa điêm và thòi gian thực hiện nghiên cứu

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Trụ sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020.

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Số liệu,dữ liệu được tiến hành theo phương pháp thu thập sơ cấp và thứ cấp.

Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp : thu thập thông tin, số liệu hoàn toàn trực tiếp.Các số liệu sơ cấp được sắp xếp bám theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn. Số liệu,dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên các bảng câu hỏi đã được tác giả tự xây dựng với các chuyên gia gồm thành viên Hội đồng quản trị; thành viên ban Tổng Giám đốc; Ban GĐ MSB - Chi nhánh Hà Nội và Trưởng phó các phòng ban; các nhà nghiên cứu,...về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và tình hình cho vay đối với đối tượng là các doanh nghiệp của ngân hàng thông qua bộ phận tài chính kế toán tại đây.

Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.

- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng cách thiết kế nghiên cứu xuôi thời gian {longitudinal study).

- Việc thu thập dữ liệu còn được tiến hành thông qua hai kênh :

1. Phỏng vấn: phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, các cán bộ tín dụng

(CBTD) và cán bộ quản lý tại MSB - Chi nhánh Hà Nội (trực tiếp, qua thư điện tử) và một số chi nhánh khác trong hệ thống MSB để có thêm các thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

2. Khảo sát hằng hảng hỏi: phát phiếu khảo sát thực trạng kiểm soát RRTD

tại MSB - Chi nhánh Hà Nội và tham chiếu đến các Chi nhánh: Mỹ Đình,Thanh

Xuân, Long Biên, Băc Giang và Hải Dương đê có thêm thông tin mở rộng cho việc đánh giá thực trạng RRTD KHDN tại MSB - Chi nhánh Hà Nội.Người làm báo cáo đã gửi 80 phiếu để khảo sát việc kiểm soát RRTD KHDN tại MSB - Chi nhánh Hà

Nội.Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ

(KT-KSNB),các cán bộ quản lý (luân chuyền) tại các Chi nhánh được tham chiểu mở rộng.Ngoài ra,báo cáo viên xin thêm ý kiến một số chuyên gia,cố vấn tín dụng

thông qua phỏng vấn trực tiếp,qua thư điện tử và điện thoại.Khảo sát đánh giá thực

trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp qua góc nhìn của các cán bộ chuyên viên đang công tác và tham gia trực tiếp vào hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.”

Thu tháp số liệu, dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin,số liệu hoàn toàn gián tiếp,không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo

từng nội dung nghiên cứu của luận văn.số liệu thứ cấp được tống hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có cùa MSB - Chi nhánh Hà Nội như báo cáo tổng kết hoạt động,báo

cáo tài chính;các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính,thông tin trên website của MSB.

2.2.2. Phương pháp xử số liệu,dữ liệu

Số liệu và thông tin được xử lý trên phần mềm Word, Excel và SPSS.

- Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh thực trạng quản trị rủi ro tín dụng KHDN của MSB - Chi nhánh Hà Nội

giai đoạn 2018 - 2020. Từ đó có cơ sở khoa học để kiến nghị giải pháp tăng cường

biện pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại MSB - Chi nhánh

Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: bao gồm một hệ thống các công cụ và

biện pháp nhằm tiếp cận,nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên

trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của MSB - Chi nhánh Hà Nội.Khi thu thập xong số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng như các chi tiêu

kinh tế một các cụ thế thông qua các phương pháp khác nhau như: so sánh, liên hệ.

a. Phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh được sứ dụng phố biến và quan trọng trong phân tích

tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động cho vay khách hàng

doanh nghiệp nói riêng.Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu.Các chỉ tiêu khi so sánh thống

nhất về nội dung kinh tế,đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài chính.

Thiêt kê nghiên cứu của phương pháp so sánh:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số

tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thề hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động

46Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:

- Điêu kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cân thông nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian

cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo

mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.

- Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh

thường được sử dụng dưới các dạng sau:

* So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân

tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

Ay = yi- yo. Trong đó:

YO: chỉ tiêu năm trước

Yi: chỉ tiêu năm sau.

* So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích sẽ

nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

* So sánh băng sô bình quân: Khi so sánh băng sô bình quân, các nhà phân tích

sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so bình quân chung của tổng thể,

cùa ngành...Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)