Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 61)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KÉ NGHIÊN cứu

3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Hà

nhánh Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được

thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1991 tại thành phố cảng Hải Phòng.Năm 2005,Ngân

hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội,mở đầu một giai đoạn phát triền mới với

phạm vi hoạt động được mở rộng đáng kể.Ban đầu,Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông,vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh.Có thể nói, sự ra đời của Maritime

Bank vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan

trọng trong quá trinh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.Giai đoạn 1997 - 2000 là

khoảng thời gian thử thách,cam go nhất của Maritime Bank.Do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á,ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh cùa mình,Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng

và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.Năm 2010,Maritime Bank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với sự kết hợp hai màu dở và đen ấn tượng.Ngân hàng

tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng,tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm trên

toàn quốc và chuyển trụ sở chính về Tòa nhà Sky City 88 Láng Hạ, Hà Nội.Tất cả

đã tạo ra một diện mạo mới cho ngân hàng: năng động, phát triền, chuyên nghiệp và hiện đại.Bước sang năm 2014 với quyết tâm nâng tầm vị thế trên thị trường tài chính,được sự chấp thuận về nguyên tắc của NHNN,Maritime Bank bắt đầu tiến

hành các thủ tục sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), đồng

thời, hoàn thiện và mở rộng mô hinh kinh doanh của Ngân hàng Cộng đồng với

định hướng chú trọng vào phân khúc khách hàng tiếu thương, nông nghiệp nông thôn, triền khai thành công mô hình tài chính kinh doanh và tín dụng tiêu dùng.Tiếp

đó, tháng 7/2015,Maritime Bank đã quyêt định mua lại Công ty CP Tài chính Dệt may Việt Nam (TFC) nhằm phát triển mảng tài chính tiêu dùng đang còn nhiều tiềm năng, hỗ trợ hiệu quả cho chiến luợc chú trọng phát triền mảng Ngân hàng bán lẻ.

Sau 30 năm không ngừng phát triển,Maritime Bank hiện đã vươn tới vị trí là một trong 05 NHTMCP lớn nhất tại Việt Nam,sau khi chính thức nhận sáp nhập

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông ngày 12/8/2015,với giá trị tổng tài sản

104.311 tỷ đồng,vốn điều lệ 11.750 tỷ đồng, mạng lưới gần 300 chi nhánh,phòng giao dịch và gần 500 máy ATM trên toàn quốc.Maritime Bank đang cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi ích vượt trội,

nhận được sự tin tưởng sử dụng cũa trên 1,3 triệu khách hàng cá nhân,hơn 4.000

khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính.Năm 2018,MSB tiếp tục tiên

phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 và trở thành ngân hàng đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào phát hành thẻ tín dụng và tích hợp thành công phương thức

thanh toán QR code với 2 đối tác lớn là Vnpay và Payoo.Năm 2019,MSB triển khai thay đổi toàn diện từ nhận diện thương hiệu đến 1Ĩ1Ô hình trải nghiệm để trở thành

ngân hàng đáng tin cậy,thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam.Tinh thần tiên phong khai phá này sẽ tiếp tục là kim chỉ nam giúp MSB sáng

tạo,đổi mới.MSB không ngừng vươn lên dựa trên 05 thế mạnh nền tảng vững chắc: ❖ Tiềm lực tài chính vững mạnh: Năm 2020, tổng tài sản MSB đạt 176,7 nghìn tỷ đồng,tăng 12,56% so với 2O19.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng 57,14% so với năm 2019, đạt 820,67 tỷ đồng.Tỷ trọng thu nhập

ngoài lãi trên tổng thu nhập đạt mức cao 33%.Với chiến lược tối ưu hóa chi phí

vốn,đẩy mạnh các sản phẩm để huy động nguồn vốn không kỳ hạn,tỷ trọng CASA

trên tổng tiền gửi cùa mảng ngân hàng đạt 28%.Cơ cấu nguồn vốn được tối ưu giúp

MSB đạt biên lợi nhuận thuần (NIM) năm 2020 ở mức 3,4%.

❖ Năng lực quản trị rủi ro và mô hình tín dụng tốt nhất thị trường với sự đánh giá và xếp loại bởi các tồ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới: Theo đánh

giá xếp hạng tín nhiệm bởi Moody’s công bố cuối tháng 3/2019,MSB được nâng bậc xếp hạng Tiền gửi dài hạn nội tệ và ngoại tệ lên B2.Cả 02 hạng mục là Rũi ro đối

tác dài hạn (CRR) và Đánh giá rủi ro đôi tác dài hạn (CRA) đêu thăng hạng tù’ B2 lên

B. Đặc biệt, Moody’s điều chỉnh hạng mục Đánh giá xếp hạng tín nhiệm cơ sở của Ngân hàng (BCA) từ CAA1 lên B3. MSB có mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực

quốc tế Basel II: Ngày 17/6/2019, MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp

dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II.Đây là chứng nhận cho hoạt động an

toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, giúp MSB nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

❖ Quy mô khách hàng ngày càng lớn mạnh: với sự đa dạng các sản phấm dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều lợi ích vượt trội,chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng sử dụng của trên 1,8 triệu khách hàng cá nhân,gần 45.000 khách hàng doanh nghiệp và nhiều đối tác,bạn hàng quan trọng.

❖ Mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp: MSB không ngừng mở rộng mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động để vươn lên Top đầu những ngân hàng ngoài

quốc doanh có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam: 274 Chi nhánh/PGD,500

Máy ATM và phủ rộng tại 51/64 tỉnh thành.

❖ Đội ngũ nhân sự tràn đầy nhiệt huyết và sáng tạo: MSB tự hào được dẫn dắt

bởi một đội ngũ lành đạo cấp cao chuyên nghiệp,giàu kinh nghiệm,gồm nhiều

chuyên gia ngân hàng hàng đầu trong nước và khu vực; cùng đội ngũ gần 7000 cán

bộ nhân viên năng động, chuyên nghiệp.MSB đà và đang tạo lợi thể cạnh tranh với

môi trường làm việc bình đẳng,khuyến khích sáng tạo và luôn chú trọng đào tạo và phát triển nhân tài.

Những thế mạnh này đã luôn là nền tảng bền vững giúp MSB lớn mạnh trong 30 năm qua và tiếp tục là bệ phóng vững chắc giúp MSB không ngừng vươn lên trong tương lai.Với tầm nhìn và chiến lược được định vị rõ ràng,Maritime Bank đã

và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ Giá Trị cốt Lõi trong từng hoạt

động.Đây được xem là một hành động quan trọng trên lộ trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp,thân thiện,minh bạch và hiệu suất cao;tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhanh và bền vững trong những năm sắp tới.

__ > 2 « •• _

Dưới đây là sơ đô tô chức hiện tại của Maritime Bank:

ĐẠI HỒI ĐỐNG cd DONG

r V

BAN KI ÉM SOAT

KIẾM TOAN NOI BỒ• r

HOI ĐỐNG OLRR

ÚY BAN QUÁN LY RỦI RO & KIỂM TOAN

TỔNG GIAM ĐỐC f--- HỘI ĐONG Xứ LY RỦI RO HỘI ĐỦNG ALCO HỘI ĐÓNG ĐIẾU HANH HOI ĐONG TD&ĐT PHO TÒNG GIAM Đóc i r _ A r 22 - _ _

đô 3.1. Cơ câuchức bộ máy của Maritime Bank (nguôn: Website Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam)

Đại Hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,là cơ

quan có thấm quyền quyết định cao nhất của Maritime Bank,giúp việc cho Đại hội

đồng cổ đông là Ban Kiểm soát với đơn vị chuyên trách là Kiểm toán nội bộ. Dưới

Đại hội đồng cố đông là Hội đồng Quản trị,là cơ quan quản trị của Maritime Bank,

giúp việc cho Hội đồng Quản trị là các ủy ban,gồm có: ủy ban Tín dụng và Đầu

tư,Uy ban Xử lý rủi ro,Uy ban Quản lý rủi ro và Kiêm toán,Uy ban Nhân sự và Uy ban Chiến lược.Dưới Hội đồng Quản trị là Tổng Giám đốc,là người điều hành công

việc hàng ngày của Maritime Bank,giúp việc cho Tống Giám đốc là các Phó Tống

Giám đốc và các Hội đồng, gồm có: Hội đồng Quản lý Rủi ro,Hội đồng Xử lý rủi ro,Hội đồng ALCO, Hội đồng Điều hành,Hội đồng Tín dụng và Đầu tư.Văn phòng

Maritime Bank là cơ quan trợ lý cho Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.Các đơn

vị kinh doanh trực thuộc Tổng Giám đốc được phân chia theo phân khúc khách

hàng mục tiêu, gọi là các Ngân hàng chuyên doanh, gồm có: Ngân hàng Cộng

đồng,Ngân hàng Bán lẻ,Ngân hàng Doanh nghiệp,Ngân hàng Doanh nghiệp

lớn,Ngân hàng Định chế Tài chính,Ngân hàng Quản lý Tín dụng,Ban Dịch vụ Ngân

hàng giao dịch,Ban Quản lý tín dụng;các đơn vị hỗ trợ trực thuộc Tống Giám đốc

được phân chia theo phạm vi công việc,gọi là các Khối hồ trợ,gồm có: Khối Quản lý Rủi ro,Khối Quản lý Tài chính,Khối Vận hành,Khối Quản lý Khách hàng Chiến

lược,Khối Marketing và Truyền thông,Khối Công nghệ,Khối Pháp chế và Giám sát

tuân thủ,Khối chiến lược.Đứng đầu các Ngân hàng chuyên doanh là chức danh Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên doanh,đối với các Khối hỗ trợ,chức danh này Giám đốc Khối.Tổng Giám đốc các Ngân hàng chuyên doanh và Giám đốc Khối hỗ

trợ là các thành viên của Hội đồng Điều hành,hỗ trợ cho Tổng Giám đốc.

Tại Khối QLRR của Maritime Bank có Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận phòng chống gian lận là các đơn vị có liên quan trực tiếp đến vận hành hoạt động phòng chống gian lận, thực hiện báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Khối Quản lý

Rủi ro,Tổng Giám đốc và Hội đồng Quản lý rủi ro.”

3.1.2 . Một số kết quả hoạt độngvề hoạt động huy động vốn về hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng

công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận.Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá

trình kinh doanh nên MSB - Chi nhánh Hà Nội đà rất nỗ lực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư.

Bang 3.1: Cơ cãu nguôn vôn theo đôi tượng, thời gian 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) Tổng vốn huy động 3.885 100% 4.490 100% 4.373 100% Phân loại nguồn

vốn theo đối tượng

1. HĐV từ dân cư 1.502 38,1% 2.074 49,19% 2.661 60,85%

2. HĐV từ các TCKT 2.383 61,89% 2.416 53,81% 1.712 39,15%

Phân loại nguồn vốn theo thời gian

1. HĐV KKH 1.601 41,21% 1.224 27,26% 745 17,04%

2. HĐV CKH 2.284 58,79% 3.266 72,74% 3.628 82,96%

\ r

(Nguôn: Phòng tài chính toán MSB - Chi nhánh Hà Nội)

Năm 2020,tổng huy động vốn cuả MSB - Chi nhánh Hà Nội là 4.373 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,58% so với năm trước.về cơ cấu đối tượng huy động,MSB - Chi nhánh Hà Nội đã có sự thay đối rõ rệt khi tỷ trọng huy động vốn từ khu dân cư tăng mạnh từ 49,19% năm 2019 lên 60,85% năm 2020 và trở thành nguồn huy động

chính của ngân hàng.Trong bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng như hiện nay,việc gia tăng được đáng kể nguồn

huy động từ dân cư sẽ là tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng do

đây là nguồn có tính ổn định và tái tục cao.Trái ngược với các ngân hàng có vốn nhà nước,các NHTMCP sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn.Trong năm 2020,tiền gửi không kỳ hạn cùa MSB - Chi nhánh Hà Nội

giảm 39,12% so với năm trước xuống 745 tỷ đồng, khiến cho tỷ trọng giảm từ 27,26% xuống còn 17,04%.về nguồn vốn huy động có kỳ hạn,sự biến động thất thường và những khó khăn của thị trường tài chính những năm qua tác động làm

cho cơ cấu nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn khi sự đầu tư dài hạn của dân cư và các tố chức có thể mang lại rủi ro trong tương lai.Trong đó là phần lớn các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn và không kì hạn của ngân hàng đến từ dân

cư,phần còn lại là tiền gửi của doanh nghiệp thường và là các khoản tiền dành cho

mục đích thanh toán chưa đên hạn.

về hoạt động cho vay

Nếu như huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động khác của NH thì sử dụng vốn đóng vai trò là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu.Do đó việc sử

dụng vốn sao cho có hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của MSB - Chi nhánh Nội trong giai đoạn 2018 - 2020

STT Chỉ Tiêu 2018 2019 2020 Sổ tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) SỐ tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) SỐ tiền (Tỷ đồng) Tỷ trong (%) 1 Phân loai•

dư nơ • theo

thòi han• a Cho vay ngắn han• 732 26,24% 931 26,42% 1.263 30,27% b Cho vay trung dài hạn 2.057 73,76% 2.591 73,58% 2.909 69,73% 2 Phân loai•

dư nơ theo•

đối tượng khách hàng a Khách hàng cá nhân 923 33,08% 1.332 37,81% 1.721 41,24% b Khách hàng DN 1.866 66,91% 2.190 62,19% 2.451 58,76% 3 Phân loai• dư nợ theo TSĐB a Nơ• có TSĐB 2.515 90,2% 3.184 90,4% 3.780 90,6% b Nợ không có TSĐB 273 9,8% 338 9,6% 392 9,4% Tồng dư nợ 2.788 100% 3.522 100% 4.172 100%

(Nguôn: Phòng tài chính kê toán MSB - Chì nhảnh Nội)

Tông dư nợ cho vay của MSB - Chi nhánh Hà Nội qua các năm đêu tăng cụ thể: năm 2018 dư nợ đạt 2.788 tỷ đồng, năm 2019 đạt 3.522 tỷ đồng và đến năm 2020 : 4.172 tỷ đồng.Năm 2020, MSB - Chi nhánh Hà Nội đạt tốc độ tăng dư nợ là

18,4%, ở mức cao so với trung bình ngành năm vừa qua (vào khoảng 14%). Vê cơ cấu kỳ hạn dư nợ,có thế thấy các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương

đối lớn qua các năm, song nguồn huy động cùa NH thường lại tập trung ở các kỳ

hạn ngắn nên ở đây tồn tại một số rủi ro nhất định trong quá trình hoạt động. Sự chênh lệch về kỳ hạn này có thể gây mất cân bằng thanh khoản cho ngân hàng trong trường hợp các nghĩa vụ nợ tới hạn cần thanh toán song ngân hàng vẫn chưa thể thu hồi đủ gốc và lãi vay do các khoản vay chủ yếu là trung và dài hạn.

Theo đối tượng khách hàng vay,chủ yếu là các doanh nghiệp do vậy cho vay

doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ.Tuy nhiên có thể thấy MSB - Chi nhánh Hà Nội đang giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng doanh

nghiệp qua các năm từ 66,91% năm 2018 xuống mức 58,76% năm 2020.Theo phân loại nợcó TSĐB, nợ có TSĐB của MSB - Chi nhánh Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng

lớn (đều lớn hơn 90% ở cả 3 năm nghiên cứu) và có xu hướng gia tăng.Ngân hàng đã có nhiều biện pháp quản lý rủi ro, danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có nguy

cơ không trả đuợc nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế

hoạch,biện pháp xử lý.Ngoài ra đế duy trì và phát triển phân khúc khách hàng

doanh nghiệp,MSB - Chi nhánh Hà Nội cũng đưa ra nhiều gói sản phẩm tốt nhàm đáp ứng đa dạng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp,ví dụ như gói sản phẩm cho vay nhập khẩu và thế chấp hàng hóa cho doanh nghiệp cho phép áp dụng tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu hình thành trong tương lai và hàng hóa trong kho.Một số chỉ tiêu tài chính như sau :

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của MSB - Chi nhánh Nội trong giai đoạn 2018 - 2020

TT Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1 Tổng tài sản 4.965 5.720 6.128

2 Vốn chủ sở hữu 292 328 357

3 Cho vay khách hàng 2.788 2.522 4.172

4 Huy động của khách hàng 3.884 4.489 4.373

5 Tiền gửi và cho vay TCTD khác 324,87 432,6 178,96 6 Tiền gửi và vay từ TCTD khác 518 470,75 575,4

y--- 7

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)