Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KÉ NGHIÊN cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Số liệu,dữ liệu được tiến hành theo phương pháp thu thập sơ cấp và thứ cấp.

Thu thập số liệu, dữ liệu sơ cấp : thu thập thông tin, số liệu hoàn toàn trực tiếp.Các số liệu sơ cấp được sắp xếp bám theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn. Số liệu,dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên các bảng câu hỏi đã được tác giả tự xây dựng với các chuyên gia gồm thành viên Hội đồng quản trị; thành viên ban Tổng Giám đốc; Ban GĐ MSB - Chi nhánh Hà Nội và Trưởng phó các phòng ban; các nhà nghiên cứu,...về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và tình hình cho vay đối với đối tượng là các doanh nghiệp của ngân hàng thông qua bộ phận tài chính kế toán tại đây.

Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.

- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng cách thiết kế nghiên cứu xuôi thời gian {longitudinal study).

- Việc thu thập dữ liệu còn được tiến hành thông qua hai kênh :

1. Phỏng vấn: phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, các cán bộ tín dụng

(CBTD) và cán bộ quản lý tại MSB - Chi nhánh Hà Nội (trực tiếp, qua thư điện tử) và một số chi nhánh khác trong hệ thống MSB để có thêm các thông tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.

2. Khảo sát hằng hảng hỏi: phát phiếu khảo sát thực trạng kiểm soát RRTD

tại MSB - Chi nhánh Hà Nội và tham chiếu đến các Chi nhánh: Mỹ Đình,Thanh

Xuân, Long Biên, Băc Giang và Hải Dương đê có thêm thông tin mở rộng cho việc đánh giá thực trạng RRTD KHDN tại MSB - Chi nhánh Hà Nội.Người làm báo cáo đã gửi 80 phiếu để khảo sát việc kiểm soát RRTD KHDN tại MSB - Chi nhánh Hà

Nội.Đối tượng khảo sát bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ

(KT-KSNB),các cán bộ quản lý (luân chuyền) tại các Chi nhánh được tham chiểu mở rộng.Ngoài ra,báo cáo viên xin thêm ý kiến một số chuyên gia,cố vấn tín dụng

thông qua phỏng vấn trực tiếp,qua thư điện tử và điện thoại.Khảo sát đánh giá thực

trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp qua góc nhìn của các cán bộ chuyên viên đang công tác và tham gia trực tiếp vào hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.”

Thu tháp số liệu, dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin,số liệu hoàn toàn gián tiếp,không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo

từng nội dung nghiên cứu của luận văn.số liệu thứ cấp được tống hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có cùa MSB - Chi nhánh Hà Nội như báo cáo tổng kết hoạt động,báo

cáo tài chính;các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính,thông tin trên website của MSB.

2.2.2. Phương pháp xử số liệu,dữ liệu

Số liệu và thông tin được xử lý trên phần mềm Word, Excel và SPSS.

- Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh thực trạng quản trị rủi ro tín dụng KHDN của MSB - Chi nhánh Hà Nội

giai đoạn 2018 - 2020. Từ đó có cơ sở khoa học để kiến nghị giải pháp tăng cường

biện pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại MSB - Chi nhánh

Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: bao gồm một hệ thống các công cụ và

biện pháp nhằm tiếp cận,nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên

trong và bên ngoài nhằm đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của MSB - Chi nhánh Hà Nội.Khi thu thập xong số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng như các chi tiêu

kinh tế một các cụ thế thông qua các phương pháp khác nhau như: so sánh, liên hệ.

a. Phương pháp so sánh:

- Phương pháp so sánh được sứ dụng phố biến và quan trọng trong phân tích

tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động cho vay khách hàng

doanh nghiệp nói riêng.Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu.Các chỉ tiêu khi so sánh thống

nhất về nội dung kinh tế,đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài chính.

Thiêt kê nghiên cứu của phương pháp so sánh:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số

tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ.

- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thề hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động

46Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:

- Điêu kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cân thông nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian

cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo

mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.

- Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh

thường được sử dụng dưới các dạng sau:

* So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân

tích với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

Ay = yi- yo. Trong đó:

YO: chỉ tiêu năm trước

Yi: chỉ tiêu năm sau.

* So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối, các nhà phân tích sẽ

nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

* So sánh băng sô bình quân: Khi so sánh băng sô bình quân, các nhà phân tích

sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so bình quân chung của tổng thể,

cùa ngành...Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phương pháp liên hệ

“Các chỉ tiêu đánh giá thường có quan hệ mật thiết với nhau, phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác.Có

các mối quan hệ phổ biến như:

- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động và

tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn;giữa nhu cầu và khả

năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.

- Liên hệ trực tuyến: theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích,theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên

hệ gián tiếp.Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ

thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

2.2.3. Phương pháp biểu đồ,đồ thị

- Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử

dụng phương pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)