Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 27 - 33)

- Phần mềm Violet

1.2. Cơ sở thực tiễn

Để tìm hiểu thực trạng (khó khăn và thuận lợi) của giáo viên khi hình thành các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học cho học sinh tiểu học thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu Anket với 30 giáo viên phụ trách giảng dạy tại trường Tiểu học Trần Cao Vân tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Kết quả điều tra như sau:

STT Nội dung Ý kiến

SL %

1 Câu 1: Thầy (cô) hiểu như thế nào về công nghệ thông tin? a. CNTT là một ngành kỹ thuật vận dụng tất cả các tiến bộ khoa học, công nghệ, điện tử, toán học,…để thu nhập, biến đổi, truyền tải, lưu trữ, phân tích, suy luận, sắp xếp thông tin…phục vụ cho lợi ích của con người. Cụ thể: máy tính, internet, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa..đều thuộc lĩnh vực của CNTT.

b. CNTT là các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại: kĩ thuật máy tính và viễn thông

16

14

53,3

28

nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực của con người.

2 Câu 2: Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT vào dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học là phù hợp hay không?

a. Phù hợp

b. Không phù hợp c. Bình thường

30 100

3 Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học cho học sinh hay không?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không bào giờ

12 18

40 60

4 Câu 4: Theo thầy (cô), khi ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học cho học sinh, điều gì khiến thầy (cô) cảm thấy khó khăn nhất?

a. Khả năng sử dụng phần mềm b. Trang thiết bị của trường c. Tốn nhiều thời gian d. Cả a và c. 13 4 7 6 43,3 13,3 23,4 20 5 Câu 5: Nhà trường có thường tổ chức các lớp tập huấn sử

29 không? không?

a. Có

b. Không 30 100

6 Câu 6: Khi phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với máy vi tính để các tiết dạy ứng dụng CNTT diễn ra tốt hơn thì thái độ của phụ huynh như thế nào?

a. Ủng hộ b. Không ủng hộ 25 5 83,3 16,7 7 Câu 7: Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để thiết kế

bài giảng điện tử?

a. Phần mềm Power Point b. Phần mềm Violet

c. Phần mềm khác:………..

30 100

8 Câu 8: Khi ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học thì đa số học sinh cảm thấy như thế nào?

a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú

21 9

70 30

30

học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học? a. Hình ảnh sinh động, dễ tìm kiếm

b. Hiệu quả học tập của học sinh cao hơn

c. Bao quát được lớp học, có thời gian chú ý đến các học sinh cá biệt, yếu kém.

5 17 8 16,7 56,7 26,7

10 Câu 10: Theo thầy (cô), mức độ nhận thức của học sinh là bao nhiêu khi cho học sinh hình thành các biểu tượng hình học thông qua ứng dụng CNTT?

a. 100 % b. > 90 % c. 70 % - 90 % d. < 70% 0 16 14 0 0 53,3 46,7 0

- Câu 1: Thầy (cô) hiểu như thế nào về công nghệ thông tin?

+ 16 / 30 GV (chiếm 53,3 %) chọn đáp án a + 14/ 30 GV ( chiếm 46,7 %) chọn đáp án b

Với những cách hiểu khác nhau nhưng cho thấy các cô đã hiểu CNTT là gì. Các cô đã nắm bắt được vai trò của CNTT trong cuộc sống cũng như trong giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng.

- Câu 2: Theo thầy (cô), việc ứng dụng CNTT vào dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học là phù hợp hay không?

31

Ở câu hỏi này 100% giáo viên đã nhận biết được vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và trong dạy các yếu tố hình học, đo đại lượng hình học nói riêng. Đưa CNTT vào trong giảng dạy chính là một phương pháp đổi mới trong quá trình dạy trẻ.

- Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học cho học sinh hay không?

+ 12 / 30 giáo viên (chiếm 40 %) chọn đáp án a: cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của các giáo viên trẻ tuổi. Các cô thích thú với sự sáng tạo trong quá trình sử dụng các phần mềm dạy học.

+ 18 / 30 giáo viên (chiếm 60 %) chọn đáp án b: Đây là đa số bộ phận giáo viên lâu năm, có tuổi nghề cao, cho rằng khó sử dụng CNTT, tốn nhiều thời gian cho việc thiết kế một bài giảng điện tử.

- Câu 4: Theo thầy (cô), khi ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học cho học sinh, điều gì khiến thầy (cô) cảm thấy khó khăn nhất?

+ 13 / 30 giáo viên (chiếm 43,3 %) chọn đáp án a: Khi sử dụng CNTT, giáo viên đã nhận biết được khó khăn hay gặp trong quá trình sử dụng, vì trong phần mềm powerpoint thì chỉ có toàn tiếng Anh.

+ 4 / 30 giáo viên (chiếm 13,3 %) chọn đáp án b : Ở 2 trường đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phòng máy, các giáo viên chọn đáp án b vì đây là các giáo viên thuộc cơ sở 3 của trường Trần Cao Vân, tại đây, các phòng học chưa được trang bị máy tính, màn hình chiếu,..mỗi lần muốn dạy bằng bài giảng điện tử, thì phải qua cơ sở chính lấy đèn chiếu,…rất bất tiện và phức tạp.

+ 7 / 30 giáo viên ( chiếm 23,4 %) chọn đáp án c: Nhiều giáo viên cho rằng để soạn một bài giảng điện tử thì mất rất nhiều thời gian.

+ 6 / 30 giáo viên ( chiếm 20 %) chọn đáp án d: Nhiều giáo viên cho rằng khó khăn cả về khả năng sử dụng và tốn kém về thời gian.

32

- Câu 5: Nhà trường có thường tổ chức các lớp tập huấn sử dụng phần mềm để ứng dụng vào việc giảng dạy cho học sinh không?

+ 30 / 30 giáo viên ( 100 %) chọn đáp án a: Ban giám hiệu nhà trường đã nắm bắt được chiến lược phát triển đổi mới trong giáo dục, nên đã luôn tạo điều kiện cho giáo viên làm quen với công nghệ thông tin.

- Câu 6: Khi phối hợp với phụ huynh cho trẻ làm quen với máy vi tính để các tiết dạy ứng dụng CNTT diễn ra tốt hơn thì thái độ của phụ huynh như thế nào?

+ 25/ 30 giáo viên (chiếm 83,3 %) chọn đáp án a: đa số phụ huynh có ý thức, biết cách cho con mình tiếp cận với công nghệ thông tin sớm.

+ 5 / 30 giáo viên (chiếm 16,7 %) chọn đáp án b: Một vài phụ huynh vẫn còn phàn nàn, không quan trọng vấn đề này.

- Câu 7: Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để thiết kế bài giảng điện tử?

+ 30 /30 giáo viên ( chiếm 100 %) chọn đáp án a: đa số các giáo viên chọn phần mềm power point. Đây là một phần mềm phổ biến.

- Câu 8: Khi ứng dụng CNTT vào dạy các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học thì đa số học sinh cảm thấy như thế nào?

+ 21 / 30 giáo viên ( chiếm 70%) chọn đáp án a: đối với giáo án điện tử, học sinh luôn thích thú với những hiệu ứng chuyển động, hình ảnh đa dạng và cách tiếp cận kiến thức qua công nghệ thông tin…từ đó các em chăm chú học và phát biểu bài hơn.

+ 9 / 30 giáo viên ( chiếm 30%) chọn đáp án b: các giáo viên cho rằng tiết hoch nào có hình ảnh sinh động thì tiết học đó mới sôi nổi.

- Câu 9: Điều gì khiến thầy (cô) thích sử dụng CNTT trong dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học?

33

+ 5 / 30 giáo viên ( chiếm 16,7%) chọn đáp án a: Các giáo viên cho rằng đối với bài giảng điện tử, giáo viên có thể cho học sinh quan sát được nhiều hình ảnh đẹp, thực tế, sinh động.

+ 17 / 30 giáo viên ( chiếm 56,7%) chọn đáp án b: là các giáo viên nhận thấy hiệu quả tiết dạy cao hơn so với tiết dạy bình thường.

+ 8 / 30 giáo viên ( chiếm 26,7%) chọn đáp án c: Các giáo viên nhận thấy khi chiếu các bước làm mẫu trên máy tính, thì cả lớp đều có thể quan sát, giáo viên cũng quan sát hoạt động của cả lớp và các học sinh yếu kém.

- Câu 10: Theo thầy (cô), mức độ nhận thức của học sinh là bao nhiêu khi cho học sinh hình thành các biểu tượng hình học thông qua ứng dụng CNTT?

+ 0 giáo viên ( chiếm 0%) chọn đáp án a + 16 giáo viên ( chiếm 53,3%) chọn đáp án b + 14 giáo viên ( chiếm 46,7%) chọn đáp án c + 0 giáo viên ( chiếm 0%) chọn đáp án d.

Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy hậu quả của việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học các yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán và cho rằng điều đó đem lại mức độ hứng thú cho học sinh rất cao.

Từ kết quả của phiếu điều tra trên, tôi đã tổng kết và rút ra được những thu ận lợi và khó khăn của các giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin:

1.2.1. Thuận lợi

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)