Hình lập phương

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 62 - 66)

Để dạy về hình lập phương, giáo viên có thể liên hệ thông qua hình hộp chữ nhật Chẳng hạn, yêu cầu học sinh so sánh điểm khác biệt giữa hai hộp phấn

Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án:

Giáo viên có thể cho học sinh quan sát một số vật có dạng hình lập phương như con xúc xắc, khối rubic, cái hộp,..

63

Để tìm hiểu về đặc điểm của hình lập phương, giáo viên cho học sinh quan sát hình và yêu cầu học sinh phân biệt hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

Từ hình ảnh mở rộng trên học sinh có thể phân biệt được:

Từ đây có thể thấy rằng hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.

2.1.2.5 Nhận biết đường cao của tam giác và hình thang.

Sau khi học sinh đã nắm được các đặc điểm của hình tam giác, học sinh được học cách xác định đường cao của các dạng tam giác.

Giáo viên nêu các trường hợp của tam giác và xác định đường cao tương ứng bằng cách dùng thước ê kê, 1 cạnh ứng với cạnh đáy, mũi ê ke đặt ngay vị trí đỉnh, cạnh còn lại của ê ke chính là đường cao của tam giác.

64

Tương tự đối với hình thang, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh xác định đường cao tương ứng.

2.1.3 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học các yếu tố hình học

Sau khi học sinh đã biết được cách dựng các hình học cơ bản, nắm được đặc điểm của các hình thì giáo viên có thể xây dựng một số trò chơi bằng công nghệ thông tin để giúp học sinh củng cố lại những kiến thức đã học, đồng thời tạo không khí sôi nổi cho lớp học.

65 Chằng hạn: Chằng hạn:

- Trò chơi “ Xây nhà ”

Trò chơi này có thể giúp các em học sinh lớp 1 củng cố việc nhận dạng hình. Giáo viên chỉ cần thiết kế 2 slide cho trò chơi này.

Slide1: Nêu luật chơi

Slide 2:

Giáo viên cho học sinh quan sát ngôi nhà mẫu, hướng dẫn học sinh sử dụng các mảnh ghép xung quanh để ghép lên ngôi nhà thứ 2 tạo thành 1 ngôi nhà hoàn chỉnh.

66

+ Nóc nhà (tường, cửa sổ, cửa chính,…) có hình gì ? Chọn hình số mấy để làm nóc nhà (tường, cửa sổ, cửa chính,…)?

Lúc này học sinh sẽ nhận dạng hình trên ngôi nhà cho sẵn và sẽ xác định được nóc nhà có hình tam giác, và hình số 13 là hình tương ứng. Tương tự đối với các bộ phận còn lại.

Nhờ tạo hiệu ứng di chuyển cho các hình , sau khi học sinh trả lời và nhận xét thì giáo viên có thể cho các hình được chọn chính xác xếp thành 1 ngôi nhà tương tự như ngôi nhà mẫu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 62 - 66)