So sánh thể tích các hình

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 76 - 80)

- Trò chơi “ Đố vu i”

2.2.2.1 So sánh thể tích các hình

Thể tích của một hình được giới thiệu hay mô tả ở lớp 5 qua những hình ảnh cụ thể thể hiện tính “rộng, hẹp” của không gian mỗi vật, gắn với việc so sánh thể tích của hai hình trong không gian.

Ví dụ 1: Hình A gồm hai hình lập phương và hình B gồm 3 hình lập phương

như nhau. Ta nói: Thể tích hình A bé hơn thể tích hình B.

Để học sinh có thể quan sát rõ hơn, thì ban đầu trên slide có 2 hình A và B đều gồm có 2 hình lập phương.

77

Sau đó, tạo hiệu ứng thêm 1 hình lập phương cho hình B, như vậy học sinh có thể nhận ra rằng lúc này thể tích của hình B đã lớn hơn của hình A.

Ví dụ 2: Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như

nhau. Ta nói rằng: Thể tích hình C bằng thể tích hình D

Ví dụ 3: hình P gồm 6 hình lập phương, ta tách hình P thành hai hình M và N,

hình M gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương như nhau. Ta nói: Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N

2.2.2.2 Xây dựng cách tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương.

Lớp 5, học sinh được học cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

C D

P M N

78

Giáo viên giới thiệu hình hộp chữ nhật có chiều dài là 7cm, chiều rộng là 4cm, chiều cao là 5cm.

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật bằng xăng ti mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp vào đầy hộp.

Sau khi xếp 5 lớp hình lập phương 1 cm3 vừa đầy hộp thì : Mỗi lớp có : 7 × 4 = 28 ( hình lập phương 1cm3)

5 lớp có: 28 × 5 = 140 ( hình lập phương 1cm3)

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật chính bằng số hình lập phương xếp trong hộp : 7 × 4 × 5 = 140 (cm3)

Từ đó giúp học sinh rút ra được quy tắc:

“ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng

rồi nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo)”.

Đối với hình lập phương, cách thực hiện xây dựng quy tắc tính thể tích cũng tương tự như cách tính thể tích hình hộp chữ nhật. Vì các mặt của hình lập phương là hình vuông, nên lúc này các cạnh sẽ bằng nhau. Như vậy: “ Muốn tính thể tích hình lập phương thì ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh”.

Ví dụ: Nếu hình lập phương có cạnh 3cm thì thể tích là: V = 3 × 3 × 3 = 37 ( cm3 )

79

Như vậy học sinh sẽ dễ dàng khắc sâu và ghi nhớ cách tính diện tích, thể tích của các hình.

80

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học những yếu tố hình học và đo đại lượng hình học trong môn Toán ở Tiểu học 10600818 (Trang 76 - 80)