- Chính quyền địa phương
2.1.1.1 Dựng các hình học đơn giản
- Dựng điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc qua điểm.
* Dựng điểm
Điểm được giới thiệu bắt đầu từ lớp 1 và được nhắc lại trong suốt cấp học, là các khái niệm cơ bản , không có định nghĩa.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hai điểm và giới thiệu về điểm: “ Điểm được biểu thị bằng một dẫu chấm đậm, gắn với kí hiệu ghi tên điểm”.
Để hình thành biểu tượng điểm, giáo viên chiếu trên màn hình một chấm tròn và hỏi “ Đây là cái gì?”.
Học sinh có thể trả lời đây là một dấu chấm, 1 chấm tròn, 1 điểm,..
Giáo viên giới thiệu “ Đó chính là một điểm ”. Sau đó bên cạnh dấu chấm, giáo viên cho xuất hiện chữ A và hướng dẫn học sinh đọc là điểm A.
Ví dụ: A . . B Điểm A và điểm B.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh và so sánh điểm như một đầu mũi đinh, hoặc đầu mũi kim..
* Dựng đoạn thẳng
Ngay từ lớp 1,học sinh đã được học về đoạn thẳng. Đoạn thẳng được vẽ bằng cách nối 2 điểm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm:
Giới thiệu hình ảnh thước đo trên slide , đồng thời cầm thước đo trên tay và hướng dẫn “ Từ 2 điểm A và B, muốn tạo một đoạn thẳng thì ta cần dùng thước đo”.
38
Yêu cầu học sinh dùng ngón tay di động trên mép thước để biết mép thước thẳng.
* Hướng dẫn học sinh vẽ đoạn thẳng AB :
Slide:
Giáo viên vừa cho học sinh quan sát cách thực hiện trên slide, vừa hướng dẫn học sinh:
Bước 1: Đặt mép thước qua 2 điểm A, B; dùng tay trái giữ cố định thước, tay phải cầm bút.”
Trên slide : giáo viên cho thước thẳng di chuyển tới sát mép 2 điểm A, B. A . . B
Bước 2: Đặt đầu bút tựa vào mép thước và tì vào trên mặt giấy tại ngay điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B.
Trên slide: bàn tay di chuyển từ điểm A đến điểm B.
Bước 3: Nhấc thước ra, ta có đoạn thẳng AB.
39
A . . B
Đoạn thẳng AB
Như vậy là giáo viên đã có thể xây dựng được cách vẽ đoạn thẳng AB.
Giáo viên phải lưu ý học sinh phải đánh dấu 2 điểm trước khi vẽ một đoạn thẳng. Cho học sinh nhắc lại nhiều lần kết luận “ Cứ nối hai điểm ta được một đoạn thẳng ”.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh để dễ liên hệ: như một sợi chỉ (sợi len, dây cước, …được căng giữa hai đầu đinh,…).
* Dựng đường thẳng
Đường thẳng được giới thiệu bắt đầu từ lớp 2.Biểu tượng về đường thẳng được xây dựng bằng cách kéo dài mãi 1 đoạn thẳng về cả 2 phía.
Slide:
Tương tự như xây dựng một đoạn thẳng, thay vì ta nối dòng từ điểm A đến điểm B, thì ta kéo dài 2 đầu đoạn thẳng, đi qua 2 điểm, thì ta được đường thẳng.
40
Từ đây giáo viên có thể cho học sinh so sánh sự khác nhau của đoạn thẳng và đường thẳng bằng cách cùng lúc đưa ra đoạn thẳng và đường thẳng trên màn hình. Slide:
Từ hình vẽ học sinh có thể dễ dàng nhận thấy được đoạn thẳng có giới hạn hai điểm, còn đường thẳng có thể kéo dài mãi về hai phía.
* Dựng đường gấp khúc
Đường gấp khúc được giới thiệu từ lớp 2. Đường gấp khúc được mô tả bằng hình ảnh của nhiều đoạn thẳng không cùng nằm trên một đường thẳng và hai đoạn thẳng có cùng chung một đầu mút.
Ta cũng xây dựng tương tự cách xây dựng 1 đoạn thẳng.
- Cho 4 điểm A, B, C, D không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Yêu cầu học sinh thực hiện nối AB, BC, CD lại với nhau, lúc này ta được đường gấp khúc ABCD. Sau đó cho học sinh quan sát lại cách thực hiện của giáo viên trên slide. Lần lượt dùng tạo hiệu ứng cho thước thẳng và bàn tay để nối các đoạn thẳng.
41
Từ cách vẽ và hoạt động quan sát trên slide, học sinh xác định được đường gấp khúc được tạo bởi mấy đoạn thẳng.
Chẳng hạn, đường gấp khúc ABCD được tạo thành từ 3 đoạn thẳng AB, BC, CD. Điểm B là điểm chung của đoạn thẳng AB và BC. Điểm D là điểm chung của đoạn thẳng BC và CD.
Nhờ đó mà học sinh xác định được độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng.
Như vậy, từ cách dựng một đoạn thẳng, mà giáo viên có thể dựng được các đường, các góc và các hình học khác