Thừa kế tài sản là đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 29)

1.3.1. Khái niệm

Khi nhắc đến quan hệ thừa kế, trên phương diện đạo đức - xã hội, di sản thừa kế là của cải, vật chất của người chết để lại cho người thân trong gia đình là vợ (chồng), cha, mẹ, con, cháu. Trên phương diện kinh tế thì di sản thừa kế là của cải, vật chất của người chết để lại cho người khác nhằm mục đích hỗ trợ kinh tế cho người nhận một phần tài sản có thể to, có thể nhỏ. Trên phương diện khoa học luật dân sự, di sản thừa kế là toàn bộ phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, người chết để lại tài sản của mình và chuyển dịch số tài sản đó cho người thừa kế dưới hình thức thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chuyển giao các quyền của cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh do chủ sở hữu công nghiệp sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc nhận di sản thừa kế.

1.3.2. Đặc điểm và đặc trƣng của thừa kế tài sản là đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp sở hữu công nghiệp

Thứ nhất, thừa kế di sản là quyền sở hữu công nghiệp được đảm bảo bằng pháp luật về thừa kế và pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác định là quyền tài sản, có gắn với nhân thân nhưng có thể chuyển dịch được. Khi được Nhà nước công nhận là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể đó có quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình thông qua các giao dịch như đối với các loại tài sản khác. Mặc dù vậy, di sản thừa kế là quyền tài sản có yếu tố đặc thù, gắn với nhân thân của người sáng chế và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chính bởi vậy, ngoài các quy định pháp luật chung về thừa kế, việc thừa kế di sản là quyền sở hữu công nghiệp còn được đảm bảo bằng pháp luật về sở hữu trí tuệ, cụ thể tại thời điểm hiện nay là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009; 2019.

Thứ hai, người thừa kế quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ từ nhà nước.

Khi người thừa kế được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp thông qua thừa kế có quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như người được Nhà nước công nhận là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (tác giả).

Thứ ba, việc thừa kế quyền sở hữu công nghiệp còn được điều chỉnh bởi các điều ước, công ước quốc tế

Vấn đề về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thì khi đó, các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia sẽ tham gia điều chỉnh, quy định trình tự, thủ tục và những vấn đề pháp lý khi phát sinh, và được đảm bảo bằng pháp luật quốc tế. Chính bởi vậy, khi phát sinh vấn đề thừa kế quyền sở hữu công nghiệp có liên quan đến các quốc gia Việt Nam tham gia hoặc ký kết các văn bản quy phạm quốc tế thì việc thừa kế quyền sở hữu công nghiệp còn phải tuân thủ theo các điều ước, công ước quốc tế đó.

* Đặc trưng

Thứ nhất, đối tượng được bảo vệ là những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp

Đối tượng của thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp là những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, thuộc lĩnh vực công nghiệp. Những tài sản này được tạo ra qua sức sáng tạo, lao động trí óc của con người, thành những công trình, sản phẩm được áp dụng, sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, tạo ra lợi ích về kinh tế và tinh thần cho chủ sở hữu. Khi tài sản vô hình được chủ sở hữu đăng kí văn bằng bảo hộ, nếu có bất kỳ hành vi xâm phạm trái phép nào mà chủ sở hữu hay ai khác biết được, và báo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lúc này nhà nước tham gia vào với vai trò sử dụng pháp luật để điều chỉnh và ngăn chặn hành vi xâm phạm trái phép tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu.

Thứ hai, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên quan hệ thừa kế

Khi người chủ sở hữu tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp sẽ chuyển giao, định đoạt phần tài sản mà họ sở hữu, có quyền hay đồng sở hữu cho những người thừa kế của mình. Người chủ sở hữu sẽ chuyển giao, chuyển dịch phần tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp qua di chúc mà họ lập hay qua pháp luật nếu người đó không để lại di chúc. Lúc này pháp luật về thừa kế sẽ tham gia điều chỉnh, quy định về cách thức, nội dung, yêu cầu khi cá nhân lập di chúc, hay phân chia phần di sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp cho những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên quan hệ thừa kế

Khi người chủ sở hữu tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp sẽ chuyển giao, định đoạt phần tài sản mà họ sở hữu, có quyền hay đồng sở hữu cho những người thừa kế của mình. Người chủ sở hữu sẽ chuyển giao, chuyển dịch phần tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp qua di chúc mà họ lập hay qua pháp luật nếu người đó không để lại di chúc. Lúc này pháp luật về thừa kế sẽ tham gia điều chỉnh, quy định về cách thức, nội dung, yêu cầu khi cá nhân lập di chúc, hay phân chia phần di sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp cho những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Pháp luật về thừa kế tham gia điều chỉnh khi phần tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao cho người khác qua hình thức thừa kế, sau khi chuyển giao phần di sản này cho người khác, họ được coi là chủ sở hữu trên phương diện thừa kế (được thừa kế từ người để lại di chúc) và được pháp luật về thừa kế công nhận, bảo vệ phần di sản mà người thừa kế được nhận.

Tuy nhiên chỉ pháp luật về thừa kế tham gia bảo vệ là không đủ, sau khi nhận được phần di sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp, những người thừa kế phải làm thêm một bước nữa đó là đi xác nhận quyền sở hữu công nghiệp phần di sản mà những người thừa kế được nhận ở các cơ quan có thẩm quyền.

Những người được thừa kế di sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp sẽ có được hai tầng đảm bảo về phần di sản mà họ được nhận, thêm phần bảo đảm quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra, và họ có đẩy đủ căn cứ chứng minh được phần di sản đó thuộc quyền sở hữu của họ.

1.3.3. Phân biệt giữa thừa kế và thừa kế tài sản là đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp hữu công nghiệp

1.3.3.1. Tài sản

Ở vấn đề thừa kế tài sản theo nghĩa thông thường, tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị và thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Người thừa kế thừa kế tài sản và có quyền tài sản đối với phần tài sản được nhận. Đôi khi phần tài sản đó còn kèm theo những nghĩa vụ nhất định buộc người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.

Tài sản thuộc thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi nhỏ hơn và chi tiết hơn so với tài sản thông thường, tài sản trong trường hợp này là những sáng chế, dịch vụ, tên thương mại, nhãn hiệu, … Tài sản này thuộc lĩnh vực công nghiệp, và được chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng qua hình thức thừa kế. Sau khi đã chuyển giao, người sở hữu mới sẽ có toàn quyền quyết định đối với phần tài sản đó mà không có quyền tác giả.

Tài sản theo hình thức thông thường hay tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp này đều có thể được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác qua hình thức thừa kế. Khi chủ sở hữu (có thể) sở hữu hai loại tài sản này đều có thể

chuyển dịch theo hình thức thừa kế và trình tự, thủ tục chuyển giao là như nhau, thông qua hình thức thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.

Đối với việc thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, trong trường hợp tài sản thừa kế không thể chia đều cho những người thừa kế, thì lúc này việc định giá tài sản sẽ được diễn ra, việc định giá tài sản sẽ định giá phần tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp qua loại tài sản khác và chia đều cho những người thừa kế. Việc này nhằm đảm bảo tính công bằng và tránh những tranh chấp phát sinh không cần thiết giữa những người thừa kế với với nhau.

1.3.3.2. Pháp luật tham gia điều chỉnh

Thừa kế tài sản thông thường được pháp luật về thừa kế tham gia điều chỉnh, quy định những trình tụ, thủ tục, yêu cầu đặt ra đối với thừa kế, người để lại di sản, di chúc, … pháp luật về thừa kế sẽ xác nhận quyền sở hữu tài sản cho những người thừa kế, nếu có những loại tài sản khác, sẽ có pháp luật khác tham gia điều chỉnh thêm.

Đối với thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật về thừa kế và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đồng thời cùng tham gia điều chỉnh. Sau khi người thừa kế xác lập quyền sở hữu tài sản từ hình thức thừa kế, họ đều sẽ phải đi đăng kí, xác nhận quyền sở hữu công nghiệp khi họ hưởng thừa kế tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp, điều này thêm một tầng đảm bảo khi người thừa kế có loại tài sản này.

Trong trường hợp có tranh chấp, hay có vấn đề phát sinh có liên quan, pháp luật về thừa kế và pháp luật về quyền công nghiệp sẽ đồng thời điều chỉnh, và quy định. Pháp luật về thừa kế sẽ phân chia di sản thừa kế, định giá phần tài sản đó cho những người thừa kế, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp điều chỉnh vè vấn đề Văn bằng bảo hộ, quyền, nghĩa vụ của người thừa kế và những nội dung liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4. Ý nghĩa của việc thừa kế tài sản là đối tƣợng của quyền sơ hữu công nghiệp công nghiệp

Qua việc nghiên cứu về thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nhóm nghiên cứu đã rút ra được những ý nghĩa sau:

Làm rõ được vấn đề mà đề tài đặt ra, vai trò của vấn đề thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp rất quan trọng, mang tính cấp thiết, những hiện tượng, trạng thái, hoạt động đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra trong tương lai có thể sẽ liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó tạo được tiền đề để giải quyết về những vấn đề, tranh chấp có thể xảy ra.

Làm rõ được thừa kế tài sản làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người thừa kế và người để lại di sản, cách thức chuyển giao, xác lập quyền sở hữu khi thừa kế tài sản này, những vấn đề liên quan như trình tự, thủ tục, yêu cầu đặt ra khi thừa kế loại tài sản thuộc đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, những văn bản pháp luật sẽ tham gia điều chỉnh từ đó thấy được tầm quan trọng của thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, những căn cứ pháp lí tham gia điều chỉnh khi có vấn đề xảy ra.

Tạo tiền đề cho các tranh chấp có thể xảy ra khi có liên quan đến thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, giúp cho người khi có tranh chấp xác định được cơ sở pháp lí, quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi có tranh chấp xảy ra. Và họ có thể xem xét những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tranh chấp mà họ gặp phải, từ đó tăng cường nhận thức, sự hiểu biết pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản về thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, trong chương này, nhóm nghiên cứu đã trình bày được những nội dung cơ bản như sau:

Một là, khái quát về khái niệm thừa kế, quyền thừa kế, người thừa kế, thừa

kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và những vấn đề liên quan

Hai là, khái niệm cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền

sở hữu công nghiệp và những quy định liên quan về vấn đề thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Ba là, nhóm nghiên cứu đã nêu được về vai trò của việc thừa kế quyền sở

hữu công nghiệp.

Chương 1 là nội dung tiền đề của chương 2 và chương 3 với những nội dung cụ thể về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TÀI SẢN LÀ ĐỐI TƢỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về thừa kế di sản là quyền sở hữu công nghiệp công nghiệp

2.1.1. Quyền thừa kế di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp nói riêng hay quyền sở hữu trí tuệ nói chung thuộc về quyền tài sản và được coi như một loại tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015. Ở thời điểm hiện tại, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019) không quy định cụ thể về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua thừa kế.

Một trong số các quyền đặc biệt của tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc quyền sở hữu công nghiệp là việc họ có quyền “chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức

hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng; ngay cả khi những người thừa kế này đã nộp đơn đăng ký” – theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019). [7]

Như vậy, có thể thấy khi được xác định là “tài sản” dưới góc độ là quyền tài sản thì chủ sở hữu hợp pháp có quyền để lại di sản thừa kế đối với tài sản này theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng đồng nhất trong việc chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp có thể thực hiện quyền thừa kế đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2.1.2. Người để lại di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Do đặc thù của quyền thừa kế, người để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân, thông qua việc để lại ý chí của mình hoặc trên cơ sở quy định của pháp luật về thừa kế, chuyển giao di sản thừa kế của mình đến người thừa kế.

Do quyền sở hữu công nghiệp cũng là một loại tài sản đặc biệt nên người có quyền để lại di sản thừa kế bắt buộc phải đáp ứng được các điều kiện nhất định khác liên quan đến tài sản, ngoài các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng nghĩa với việc để có quyền để lại di sản thừa kế là quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 29)