Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 61 - 62)

nghiệp nhằm bảo đảm quyền sở hữu của cá nhân

Thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo đảm quyền sở hữu của cá nhân là một trong những vấn đề mang tính thời đại. Mọi cá nhân dù đã trưởng thành hay chưa trưởng thành, có hay không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ đều có quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Thừa kế quyền sở hữu công nghiệp chính là thừa kế di sản, chính vì thế nó bao gồm rất rộng và phức tạp. Do đó, hoàn thiện về vấn đề này là hoàn toàn cấp thiết.

Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo đảm quyền sở hữu của cá nhân là phương hướng lâu dài mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm. Hoàn thiện quy định pháp luật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng quyền sở hữu công

nghiệp đối với cá nhân. Tức có nghĩa việc khai thác quyền sở hữu công nghiệp phải mang lại hiểu quả cao, đáp ứng nhu cầu và đảm bao lợi ích cho cá nhân.

Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, sáng tạo trong điều kiện hội nhập

quốc tế.

Thứ ba, phát triển kinh tế gắn liền với ổn định chính trị xã hội.

Thứ tư, các văn bản pháp luật cần được ban hàng mang tính khách quan,

hạn chế các điều khoản mang tính thiếu chính xác, mơ hồ dẫn đến hiểu nhầm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân.

Để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện hoàn thiện pháp luật về thừa kế di sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì chúng ta cần phải hoàn thành được một số mục tiêu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, thẩm định,

điều chỉnh, tổ chức thực hiện tốt nội dung thừa kế quyền sở hữu công nghiệp đảm bảo quyền sở hữu cá nhân.

Thứ hai, điều chỉnh, phân loại các loại di sản mà cá nhân thừa kế để đảm

bảo quyền lợi tuyệt đối của cá nhân.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong việc áp

dụng các hình thức thừa kế, tạo sự đa dạng, đổi mới.

Bên cạnh các quy định pháp luật đảm bảo lợi ích cho cá nhân thì một số quy định vẫn còn mâu thuẫn, chưa được chi tiết hóa, cụ thể hóa. Cụ thể, giữa Khoản 3 và Khoản 4 Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009; 2019.

Khoản 3 Điều 86 quy định: “Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng

nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý” nhưng khoản 4

Điều này lại quy định “Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền

chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký”.

Giả sử: Anh A, B và chị C là người sáng chế ra sản phẩm cón nhãn hiệu X, nhẫn hiệu đã được đăng kí theo luật pháp đã quy định. Tuy nhiên, sau một thời gian chị C có phát sinh mẫu thuẫn với anh A. Do đó, chị C muốn chuyển giao quyền đăng kí này cho một tổ chức M. Nhưng cả anh A và B đều không đồng ý. Vậy trong trường hợp này giải quyết như nào để vừa đảm bảo đúng pháp luật vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các cá nhân trên?

Vậy câu hỏi đặt ra là nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra sản phẩm thì có quyền đăng ký đồng tác giả nhưng khi chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác thì sẽ có cá nhân đồng ý cá nhân không. Vậy lúc này đã phát sinh mẫu thuẫn và làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn?

Chính vì thế, bộ luật cần có thêm những điều khoản quy định chi tiết hơn để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 61 - 62)