Hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 62 - 64)

đảm bảo quyền tự do định đoạt đối với tài sản của cá nhân

Quyền tự định đoạt là quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân. Dù bất cứ ai được hưởng thừa kế quyền sở hữu công nghiệp đều được đảm bảo quyền tự định đoạt mà pháp luật đã quy định.

Không một cá nhân, tổ chức nào có thể tước bỏ hay chiếm đoạt. Cá nhân có quyền tự định đoạt đối với quyền thừa kế sở hữu công nghiệp, cụ thể: Cá nhân sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có thể chuyển giao quyền thừa kế, có thể trao tặng phần thừa kế của mình…

Tuy nhiên, trên thực tế quyền tự định đoạt của cá nhân về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp lại mơ hồ và thậm chí còn nhiều trường hợp chiếm đoạt, lợi dụng cá nhân ít tuổi, chưa đủ hiểu biết, thay họ thực hiện quyền tự định đoạt khi chưa được sự cho phép.

Vì thế, để đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân trong quan hệ pháp luật thừa kế thì hệ thống pháp luật quy định về vấn đề trên càng được chú trọng và hoàn thiện. Sau đây là một số phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật:

Thứ nhất, cần có các nghị định hướng dẫn cụ thể chi tiết về thừa kế quyền sở

hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân. Quy định cụ thể quyền thuộc nhóm quyền tự định đoạt của cá nhân tránh trường hợp khó hiểu hoặc hiểu sai nghĩa.

Thứ hai, rà soát các điều khoản mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau không đảm

bảo quyền tự định đoạt của cá nhân về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân.

Thứ ba, quyền tự định đoạt của cá nhân được xây dựng trên cơ sở tự nguyện,

không bị bất cứ đối tượng nào cưỡng ép.

Thứ tư, cần bổ sung điều khoản về việc lạm dụng quyền định đoạt của cá

nhân để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Thứ năm, cần có các quy định về việc các đối tượng cá nhân, tổ chức vi

phạm đến quyền tự định đoạt.

Thứ sáu, cần bổ sung điều khoản đối với những cá nhân chưa đủ tuổi, nhận

thức để hiểu biết, nhìn nhận về quyền thừa kế quyền sở hữu công nghiệp thì cần có người giám hộ.

3.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân tại Việt Nam

Mỗi cá nhân là một cá thể của cộng đồng người, cộng đồng xã hội. Cá nhân có được quan tâm, bảo vệ từ đời sống vật chất đến tinh thần thì kinh tế, chính trị của đất nước mới ổn định, phát triển.

Cũng chính vì thế, mỗi một quyền của cá nhân luôn được Đảng và Nhà

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)