Khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 43 - 47)

kiện của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

2.1.5. Khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp là việc chuyển giao quyền đối với đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh sang cho người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc sau khi người đó chết.

Việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019); Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản khác có liên quan [6]. Việc khai nhận, phân chia này giúp cho quyền khai thác đối với tác phẩm được thực hiện từ trí tuệ của tác giả không bị mất đi, đồng thời đảm bảo các lợi ích từ tác phẩm vẫn được khai thác và mang lại giá trị cho xã hội.

2.1.5.1. Khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp theo di chúc

Trên cơ sở ý chí của tác giả hoặc người có quyền hợp pháp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong di chúc hợp pháp; quyền sở hữu trí tuệ được chuyển giao như các quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về bản chất, có thể nói rằng thừa kế theo pháp luật là sự chuyển sở hữu tài sản từ người chết sang những người thừa kế hợp pháp của người chết đó và sự dịch chuyển này được thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự về thừa kế và những chế định này cũng được áp dụng cả cho các phần tài sản là quyền

2.1.5.2. Khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật

Người thừa kế của tác giả hoặc chủ sở hữu được nhà nước công nhận với với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được nhận di sản thừa kế theo pháp luật khi mà người để lại di sản không có di chúc, di chúc không hợp pháp, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; hoặc phần di sản không được định đoạt trong di chúc, có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật hoặc có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Việc tiến hành khai nhận và phân chia di sản thừa kế đối với di sản là quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện như đối với các tài sản khác theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật công chứng và các quy định khác có liên quan.

Do quyền sở hữu công nghiệp là quyền tài sản (vô hình) và phải có sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người được bảo hộ nên khi tiến hành khai nhận, phân chia di sản thừa kế là quyền sở hữu công nghiệp, người thừa kế phải làm các thủ tục thông qua tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện chứng thực để đảm bảo pháp lý và có cơ sở nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do nhận thừa kế.

2.1.5.3. Trình tự, thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế

Trình tự, thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được quy định bởi Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản khác liên quan. Theo quy định tại Điều 656, Bộ luật Dân sự năm 2015 [3], sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt và lập văn bản để thỏa thuận những việc sau đây:

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

- Cách thức phân chia di sản.

Thông thường với di sản thừa kế không cần phải đăng ký quyền sở hữu, việc khai nhận, phân chia di sản được tiến hành đơn giản hơn. Những người thừa kế trong trường hợp này tiến hành họp gia đình, thống nhất ý kiến và tự mình phân chia di sản trên cơ sở đồng thuận; người chia di sản có thể là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế cử ra.

Đối với các tài sản phải đăng ký, khi tiến hành phân chia di sản thừa kế, việc họp mặt những người trong gia đình chỉ là giai đoạn ban đầu để thống nhất ý kiến, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế cần phải lập thành văn bản được công chứng, chứng thực, làm cơ sở để đăng ký quyền sở hữu/ sử dụng tài sản sau đó. Chính vì thế, việc yêu cầu khai nhận di sản thừa kế được thực hiện sau khi họp mặt những người thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực Văn bản khai nhận/ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp thực hiện quá trình này thì việc tiến hành được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Yêu cầu khai nhận, phân chia di sản thừa kế

Quyền sở hữu công nghiệp là tài sản đặc biệt, chỉ được chuyển giao, công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Những người thừa kế muốn hưởng quyền khai thác từ quyền sở hữu công nghiệp sau khi tác giả/ chủ sở hữu hợp pháp chết đi thì phải tiến hành thủ tục để chứng minh mình là người có quyền hợp pháp tiếp theo. Việc phân chia này thường được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của những người thừa kế, nếu những người thừa kế không thể thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp những người thừa kế có thể đồng thuận về việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế thì có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành việc chứng thực Văn bản khai nhận/ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Niêm yết thông báo khai nhận, phân chia di sản thừa kế

Khi tiến hành việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế, để tránh trường hợp bỏ sót người thừa kế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người thừa kế và tổ chức tiến hành việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế phải thực hiện việc

khai tại các địa điểm liên quan đến người để lại di sản và tài sản trong thời hạn 15 ngày theo quy định tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 [6] và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP [8]. Cụ thể là:

- Trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không có căn cứ xác định được nơi thường trú cuối cùng thì tiến hành niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

- Nếu di sản để lại bao gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản để lại chỉ có bất động sản thì việc niêm yết văn bản sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản theo quy định nêu trên đồng thời cũng thực hiện việc niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

- Nếu di sản để lại chỉ bao gồm động sản hoặc trường hợp nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng lúc này tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản tiến hành thực hiện việc niêm yết.

Tại nơi niêm yết Thông báo về việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế, sau thời hạn nêu trên UBND cấp xã sẽ tiến hành việc xác nhận việc niêm yết và phản hồi, khiếu nại hay thông tin về người thừa kế mới, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người để lại di sản thừa kế hoặc tài sản. Sau khi hết thời gian niêm yết, tổ chức hành nghề mới tiến hành việc thụ lý và giải quyết hồ sơ công chứng Văn bản khai nhận/ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Quyền sở hữu công nghiệp phải được thể hiện trong Thông báo niêm yết về việc phân chia di sản thừa kế một cách rõ ràng, gắn với các quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm (nếu có) với tài sản. Việc ghi nhận các nội dung này được thực hiện trên cơ sở văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Mặc dù quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản đặc biệt, tuy nhiên phần tài sản này vẫn có thể sinh ra những khoản hoa lợi, lợi tức nhất định và vì nó là do người đã chết để lại nên cũng bắt buộc phải niêm yết tại phòng công chứng để đảm bảo tính minh bạch và công khai trong việc phân chia di sản.

Theo đó, những người thừa kế sẽ phải nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng tại nơi được đăng ký bảo hộ với quyền sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra văn bản niêm yết cũng phải ghi rõ rằng nếu bất cứ người nào có khiếu nại hay tố cáo gì về việc bỏ sót, giấu giếm người thừa kế hoặc bỏ sót phần di sản thừa kế hoặc di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì phải khiếu nại tại văn phòng công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Bước 3: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bằng văn bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói rằng, các quyền sở hữu công nghiệp đều là những loại tài sản vô hình và pháp luật hiện hành chưa có nhiều quy định liên quan đến việc thừa kế loại tài sản này. Vì thế, trong cả hai trường hợp có di chúc hay không có di chúc thì những người thừa kế vẫn có quyền thỏa thuận lại với nhau để phân chia, nhưng việc thỏa thuận này phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thừa kế, phải có đầy đủ những người thừa kế và có sự đồng thuận một cách tự nguyện của những người thừa kế đó.

Sau khi đã hoàn tất thủ tục niêm yết Thông báo về việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế thì người thừa kế sẽ ghi nhận các thỏa thuận bằng một văn bản và được tiến hành công chứng/ chứng thực bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Văn bản thỏa thuận này sẽ là cơ sở hợp pháp để tiến hành đăng ký việc bảo hộ với quyền sở hữu công nghiệp do nhận thừa kế hoặc thừa hưởng các quyền từ quyền sở hữu công nghiệp do người có tài sản để lại.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 43 - 47)