Chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 28 - 29)

1.2.3.1. Chủ sở hữu:

Chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định quy định, tại Điều 15, Nghị định 103/2006/NĐ-CP. “Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm cá nhân tổ chức sở hữu các đối tượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí”.

Từ cơ sở pháp lý trên, nhóm nghiên cứu đề xuất khái niệm về chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp: “Chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp

(trong phạm vi đề tài) là tổ chức, cá nhân có tài sản, di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu công nghiệp. chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản, di sản đó, hoặc sở hữu, có quyền định đoạt một phần tài sản, nếu phần tài sản đó là tài sản chung với người khác.”

1.2.3.2. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp

- Nhà nước ban hành quy phạm pháp luật

Để thực hiện vấn đề bảo đảm về quyền sở hữu công nghiệp, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ những quy phạm pháp luật này mà các chủ thể thuộc quyền sở hữu công nghiệp được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia lĩnh vực hoạt động sáng tạo công nghiệp. Pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xác nhận chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu công nghiệp.

- Cấp văn bằng bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như chủ sở hữu, quyền sở hữu đối với cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại,

chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Khi được cấp văng bằng bảo hộ, những đối tượng này sẽ được cấp văn bằng bảo hộ có thời hạn hoặc văn bằng bảo hộ không thời hạn, điều này tùy thuộc vào yêu cầu đối với những đối tượng tài sản khác nhau.

- Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Khi được cấp văn bằng bảo hộ cũng là lúc xác nhận các quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với tài sản là chủ sở hữu được cấp văn bằng bảo hộ. Những vấn đề liên quan đến tài sản của của chủ sở hữu đều phải nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu, nếu không nhận được sự đồng ý của người đó mà tự ý xâm phạm điều này bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, lúc này pháp luật sẽ tham gia điều trỉnh, xử lý những vấn đề khi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 28 - 29)