Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 69 - 73)

Hiện nay vấn đề về pháp luật quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế về quyền sở hữu công nghiệp ngày càng được quan tâm, điều đó cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều những văn bản, quy định được ban hành hành ra nhằm giải quyết các thủ tục, tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên trong số rất nhiều những văn bản được ban hành ra vẫn còn những văn bản gặp một số lỗi về mặt hình thức mà pháp luật quy định. Việc gặp một số lỗi về mặt hình thức này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cả người ban hành và người thực thi trong việc giải quyết thực thi các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế quyền sở hữu công nghiệp. Vì thế, việc hoàn thiện pháp luật về mặt hình thức quy định về quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế về quyền sở hữu công nghiệp luôn là vấn đề mà các cơ quan ban hành văn bản pháp luật luôn phải thật chú trọng, cân nhắc, kiểm tra xem xét thật kĩ lưỡng trước khi ban hành. Dưới đây là một số những giải pháp khác giúp hoàn thiện, nâng cao pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế quyền sở hữu công nghiệp:

Thứ nhất, khi ban hành một văn bản thì văn bản đó phải được đồng nhất

giữa các cơ quan, văn bản ban hành sau không được trái với văn bản ban hành trước.

Thứ hai, là cần có sự cân bằng về kết cấu của luật một cách hợp lí, trong

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 đã có rất nhiều quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, ngoài ra để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này, Nhà nước cũng ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan đề điều chỉnh, quy định như Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương

công nghiệp. Ngoài việc quy định trong luật ra còn quy định thêm các văn bản để hướng dẫn thi hành như trên cũng gây ra việc quá tải số lượng và nội dung của các văn bản và đó cũng là nguyên nhân gây ra việc thiếu đồng bộ hoá về pháp luật quyền sở hữu công nghiệp. Để giải quyết được vấn đề trên, chúng ta nên đề ra một bộ luật hoặc luật riêng về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp, chỉ trường hợp thật cần thiết thì mới ban hành các văn bản bổ sung, hướng dẫn tuy nhiên chỉ ở một mức độ giới hạn nhất định để giảm thiểu bớt tình trạng quá tải, tránh tình trạng tản mạn, không đồng bộ.

Thứ ba, trong việc ban hành các văn bản quy định hướng dẫn các quy

định về quyền sở hữu công nghiệp và thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp cần phải đầy đủ, kịp thời để các cơ quan thực thi, áp dụng và chủ sở hữu chủ được tiếp cận một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khi có tranh chấp hay giải quyết, xử lí về phân chia tài sản liên quan đến sở hữu công nghiệp, thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

Thứ tư, trong các văn bản được ban hành thì các điều khoản, tiểu mục,

chương cần phải được đánh theo một thứ tự nhất định, phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng đánh lộn xộn, không theo trình tự dễ gây rối và khó hiểu cho cả người áp dụng, người đọc.

Thứ năm, khi ban hành văn bản thì phải chú ý đến trình tự ban hành văn

bản phải ngắn gọn dễ hiểu nhưng phải đầy đủ nội dung để tránh tình trạng người đọc không hiểu được hết ý nghĩa của điều, khoản và thực hiện không đúng, gây hiểu lầm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu thực tiễn quy định và áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về thừa kế tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp giai đoạn hiện nay, nhóm nghiên cứu có nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật như sau:

Một là, hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công

nghiệp nhằm bảo đảm quyền sở hữu của cá nhân và nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của cá nhân trong quan hệ pháp luật về thừa kế.

Hai là, hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công

nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân tại Việt Nam.

Ba là, hoàn thiện pháp luật nội dung quy định về quyền sở hữu công

nghiệp

Bốn là, hoàn thiện pháp luật hình thức quy định về quyền sở hữu công

nghiệp và thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

Có thể thấy, quyền và lợi ích của nhân dân luôn được đảm bảo và thực hiện. Điều đó xuất phát từ những hành động mà Đảng và Nhà nước luôn chú trọng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, cũng đề ra trách nhiệm cho mỗi cá nhân trước những hành vi trái pháp luật mà chính họ là những người gây ra; để từ đó hạn chế, răn đe hay có biện pháp cưỡng chế những cá nhân đã và đang có hành vi vi phạm. Đạt được thành quả trên thì Đảng và Nhà nước đã không ngừng nỗ lực, học hỏi, tiếp cận thực tế để ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật, ngày một hoàn chỉnh và vững mạnh, tạo một niền tin lớn cho nhân dân, cho xã hội. Bởi Nhà nước xác định được tầm quan trọng của pháp luật, pháp luật được xem là vũ khí cần và đủ để duy trì an ninh trật tự, ổn định chính trị và phát triển xã hội. Và hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ ngày một hoàn thiện và phát triển phù hợp với hoàn cảnh đất nước và thời đại.

KẾT LUẬN

Trong quãng thời gian dài của lịch sử, Trái Đất luôn luôn không ngừng vận động, nhân loại không ngừng phát triển từ loài linh trưởng, không ngừng hoàn thiện và tiến hóa từ hình thức, đến vẻ bề ngoài và trí tuệ của loài người hiện nay. Từ khi con người xuất hiện, đã tiến hóa, phát triển nhanh chóng đến thời điểm hiện tại, hiện nay xu hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, theo đó là hoạt động công nghiệp trong lĩnh vực này cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang có những bước tiến mới, trong đó là những quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009; 2019) quy định về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu công nghiệp. Sự ra đời của Luật này là một bước tiến mới đối với Việt Nam và với Quốc tế, giải quyết được những vấn đề về tranh chấp, vấn đề về sở hữu thuộc quyền sở hữu công nghiệp khi xảy ra. Góp một phần phát triển đất nước, đưa Việt Nam từ một nền kinh tế kém phát triển đến một nền kinh tế đang phát triển trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên còn một số hạn chế đối với quyền sở hữu công nghiệp. Vấn đề thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn chưa được quy định rõ ràng, những vấn đề phức tạp, có tính chất và mức độ khó khăn hơn còn tồn tại và khó giải quyết hay chưa thực sự được giải quyết được triệt để vấn đề.

Pháp luật là hệ thống nòng cốt của một quốc gia, thể hiện tính công bằng, dân chủ của quốc gia đó với người dân, với thế giới, thể hiện tính ổn định, tính xã hội phản ánh được thực tế khách quan, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia, dân tộc.

Nhóm nghiên cứu làm rõ được những vấn đề về khái niệm thừa kế quyền sở hữu công nghiệp, nghiên cứu và làm rõ về vấn đề thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp, từ đó xác định được những ưu thế, những điểm còn hạn chế đối với vấn đề thừa kế quyền sở hữu công nghiệp. Đề xuất những giải pháp có liên quan nhằm giải quyết một phần nào đó các vấn đề còn vướng mắc đối với thừa kế quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 69 - 73)