Quyền thừa kế di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 36 - 37)

2.1. Quy định pháp luật hiện hành về thừa kế di sản là quyền sở hữu công nghiệp công nghiệp

2.1.1. Quyền thừa kế di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp nói riêng hay quyền sở hữu trí tuệ nói chung thuộc về quyền tài sản và được coi như một loại tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015. Ở thời điểm hiện tại, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019) không quy định cụ thể về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua thừa kế.

Một trong số các quyền đặc biệt của tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc quyền sở hữu công nghiệp là việc họ có quyền “chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức

hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng; ngay cả khi những người thừa kế này đã nộp đơn đăng ký” – theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019). [7]

Như vậy, có thể thấy khi được xác định là “tài sản” dưới góc độ là quyền tài sản thì chủ sở hữu hợp pháp có quyền để lại di sản thừa kế đối với tài sản này theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng đồng nhất trong việc chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp có thể thực hiện quyền thừa kế đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 36 - 37)