Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 27 - 28)

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp gồm:

(1) Sáng chế là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm mục đích giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực công nghiệp bằng cách ứng dụng sáng chế đó vào quy trình sản xuất, trình tự dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp.

(2) Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, dịch vụ được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như hình khối, màu sắc, đường nét, hình vẽ có tính mới và tính ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp cao.

(3) Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là hình thức cấu trúc trong không gian của các nguyên tử, phân tử mạch và sự thể hiện mối liên kết giữa các nguyên tử, phân tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn có mục đích ứng dụng cao trong ngành công nghiệp điện tử.

(4) Nhãn hiệu là những dấu hiệu, đặc điểm riêng biệt dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cơ sở kinh doanh khác nhau, hình thức thể hiện có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, hoặc sự kết hợp của những yếu tố trên.

(5) Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân được dùng trong lĩnh vực kinh doanh nhằm thể hiện và phân biệt những chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh (khu vực kinh doanh là

(6) Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn, dấu hiệu về hàng hóa, sản phẩm có nguồn gốc từ một quốc gia, vùng lãnh thổ. Những chỉ dẫn này đảm bảo cho chất lượng, danh tiếng của hàng hóa, sản phẩm đó.

(7) Bí mật kinh doanh là những thông tin trong quá trình sáng tạo, hoạt động kinh doanh, đầu tư được bảo mật tạo ra những đặc điểm, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ độc quyền của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)