Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 64 - 69)

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân tại Việt Nam.

Có thể hiểu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.

Tùy vào từng điều kiện hoàn cảnh của đất nước Đảng và Nhà nước cập nhật, bổ sung điều khoản hoàn thiện pháp luật; Nhà nước tổ chức cơ quan xác lập quyền, quy định thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đăng ký; Quy định rõ đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân tại Việt Nam.

Bổ sung trường hợp người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi để xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm ba nội dung:

Thứ nhất là ban hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công

nghiệp;

Thứ hai là cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các

chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền);

Thứ ba là bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền).

Như vậy, có thể thấy quyền và lợi ích của mỗi công dân luôn được bảo đảm và thực hiện bởi cơ quan Nhà nước trong tất cả mọi lĩnh vực. Không những thế, hệ thống pháp luật Việt Nam càng một hoàn thiện hơn nhằm hướng tới cuộc sống công bằng, văn minh và phát triển.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp nghiệp

Trong thời gian gần đây việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã trở thành một vấn đề khá được quan tâm trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền

sở hữu công nghiệp Việt Nam nói riêng và ở quốc tế nói chung. Ở Việt Nam, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cũng đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017… và đã được nhiều những thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì pháp luật về thực thi quyền sở hữu công nghiệp cũng vẫn còn gặp những hạn chế, chưa hoàn thiện, việc chưa hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu công nghiệp cũng đã gây ra không ít những khó khăn cho các đối tượng trong việc thực thi và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể như: một số những quy định trong các văn bản pháp luật vẫn còn có những mâu thuẫn, chưa cụ thể; các chế tài xử lý tội phạm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp còn chưa đáp ứng, phù hợp với những quy định, văn bản quốc tế; còn thiếu những văn bản quy định về thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp và xử lý các đối tượng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp…Vì vậy việc hoàn thiện về mặt nội dung của quy định về quyền sở hữu công nghiệp là việc hết sức cần thiết và phải nhanh chóng thực hiện. Dưới đây là một số những giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung quy định về quyền sở hữu công nghiệp:

Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật về sự quản lí của nhà nước trong lĩnh vực

sở hữu công nghiệp.

Nhà nước là chủ thể quản lí các mặt của đời sống, vì vậy để bảo đảm và ổn định các quan hệ trong xã hội Nhà nước cần phải ban hành và sử dụng pháp luật để làm công cụ quản lí các quan hệ xã hội đó. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nhà nước thì một trong những văn bản quy định về sự quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực này là Nghị định 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công và cụ thể là quy định tại Điều 3. Tuy đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng việc quản lí của Nhà nước về sở hữu công nghiệp vẫn còn gặp một số những hạn chế như: nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền sở hữu công nghiệp của các cơ quan Trung ương vẫn còn nhiều bất cập, tính ổn định chưa cao; nhiều cơ quan thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan

giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp, một số chế đinh luật cũng chưa được sử dụng triệt để và hiệu quả. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lí của mình về sở hữu công nghiệp một cách tốt nhất Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thêm các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Thứ hai, quy định các chế tài xử phạt các tội phạm vi phạm quyền sở hữu

công nghiệp cần quy định rõ ràng, phù hợp hơn và mang tính răn đe.

Quy định các chế tài xử phạt các tội phạm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp cần quy định rõ ràng, phù hợp hơn và mang tính răn đe hơn đối với người phạm tội để tương thích với mức độ phạm tội của họ bởi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của chủ thể quyền. Tuy nhiên trong pháp luật hành chính hay pháp luật về hình sự có quy định về mức phạt nhưng những mức phạt này vẫn còn khá thấp so với lợi nhuận mà người vi phạm thu lợi bất chính được do đó sẽ rất dễ dẫn đến việc người vi phạm thì không bị răn đe thích đáng mà chủ thể quyền lại không được đền bù xứng đáng. Ngoài ra cũng cần bổ sung củng cố pháp luật hướng tới các chủ thể là đối tượng có hành vi xâm phạm gián tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp, thực tế hiện nay có rất nhiều những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như: giúp người khác xâm phạm nhãn hiệu; xúi giục người khác xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp;…những hành vi này tuy không trực tiếp tác động lên chủ thể quyền hay quyền sở hữu công nghiệp tuy nhiên khi xảy ra các vấn đề liên quan thì những hành vi đó lại có ảnh hưởng không ít đến chủ thể quyền. Từ đó cho thấy việc củng cố, bổ sung pháp luật hướng tới các hành vi này là rất cần thiết và quan trọng.

Thứ ba, cần có sự cân bằng về kết cấu của luật một cách hợp lí.

Trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 đã có rất nhiều quy định liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, ngoài ra để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này, Nhà nước cũng ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan đề điều chỉnh, quy định như Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Ngoài việc quy định trong luật ra còn quy định thêm các văn bản để hướng dẫn thi hành như trên cũng gây ra việc quá tải số lượng và nội dung của các văn bản và đó cũng là nguyên nhân gây ra việc thiếu đồng bộ hoá về pháp luật quyền sở hữu công nghiệp. Để giải quyết được vấn đề trên, chúng ta nên đề ra một bộ luật hoặc luật riêng về vấn đề quyền sở hữu công nghiệp, chỉ trường hợp thật cần thiết thì mới ban hành các văn bản bổ sung, hướng dẫn tuy nhiên chỉ ở một mức độ giới hạn nhất định để giảm thiểu bớt tình trạng quá tải, tránh tình trạng tản mạn, không đồng bộ.

Khi ban hành các văn bản mới cần xem xét kĩ nội dung của các văn bản ban hành trước để tránh việc các văn bản sau khi ban hành bị mâu thuẫn với nhau về mặt nội dung.

Thứ tư, quy định rõ thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên

quan để giải quyết xử lí các vụ việc tranh chấp khi có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cần phải quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để giải quyết xử lí các vụ việc tranh chấp khi có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp bởi hiện nay có rất nhiều cơ quan tham gia vào việc thực thi, xử lí các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nên đã gây ra việc chủ thể quyền là người bị xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp không biết được cơ quan nào là cơ quan chính để gửi đơn hoặc là họ sẽ gửi đơn đến tất cả những cơ quan đang giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp từ đó dẫn đến việc chủ thể quyền sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề của họ. Chính vì vậy, việc ban hành các quy định, các văn bản để phân định rõ ràng thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực thi và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp là việc rất quan trọng và cần thiết.

Thứ năm, cần xác định rõ thẩm quyền của Toà án trong việc xét xử, giải

quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Cần xác định rõ thẩm quyền của Toà án trong việc xét xử, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp bởi thẩm quyền của Toà án ngoài việc thực hiện các biện pháp nhằm bắt buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xác định mức độ và trách nhiệm bồi thường… thì Toà án còn có thẩm quyền phán xét về hiệu lực của văn bằng bảo hộ, các khiếu kiện hành chính liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên về thẩm quyền này của Toà án thì vẫn chưa có một quy định nào cụ thể do đó Toà án trong nhiều trường hợp giải quyết các vụ việc liên quan đến sở hữu công nghiệp vẫn còn lúng túng, chậm tiến độ, chưa đạt được hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, cần tăng cường thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước và các cơ

quan chuyên môn chuyên trách về việc thẩm định, định giá các tài sản liên quan đến sở hữu công nghiệp, đồng thời cũng cần bổ sung thêm các quy định về quá trình, thủ tục định giá, thẩm định các tài sản thuộc sở hữu công nghiệp để chủ sở hữu biết được cần đến cơ quan nào khi muốn đăng kí, thẩm định, định giá tài sản và các thủ tục liên quan, cần thiết là gì.

Thứ sáu, cần bổ sung thêm các quy định về quyền sở hữu công nghiệp là tài

sản vô hình bởi trong hệ thống pháp luật chính thống chưa có quy định cụ thể về khái niệm và các vấn đề liên quan đến loại tài sản này cho nên khi xảy ra các tranh chấp mâu thuẫn về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp về tài sản này thì giữa người để lại và người thừa kế thường gặp khó khăn trong quá trình giải quyết vấn đề.

Ngoài ra vẫn còn số bất cập, hạn chế trong thủ tục và hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể như: hiệu lực và thời điểm của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn ngắn, chưa đủ để trở thành di sản thừa kế; các thủ tục để chứng minh, xác định tài sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có phải là di sản thừa kế không trong thực tế còn nhiều phức tạp so với quy định;…Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế trên thì cần phải có những giải pháp triệt để như: về hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì cần phải xem xét, bổ sung một số những quy định về hiệu lực của một số đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp như bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích để có thể phù hợp thành di sản thừa kế;

về thủ tục thì cần sát xao, giám sát kĩ hơn các khâu thủ tục để tránh việc gây mất thời gian của cả cơ quan thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 64 - 69)