Người thừa kế quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 42 - 43)

Mặc dù là tài sản có tính chất đặc thù, có phần gắn với nhân thân của tác giả và việc đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì việc thừa kế quyền sở hữu công nghiệp về cơ bản vẫn tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung.

Do có thể nhận quyền sở hữu công nghiệp thông qua thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật nên người thừa kế quyền sở hữu công nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Mặc dù vậy, các quyền đối với các thông tin, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí, tri thức về khoa học, kĩ thuật, công nghệ, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn sẽ hạn chế hơn so với tác giả được công nhận bảo hộ.

Người thừa kế quyền sở hữu công nghiệp là những người được nhận di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và các quyền, nghĩa vụ gắn kèm với nó. Theo quy định tại khoản 6, Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành “Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này,

kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được

chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng”. [7]

Như vậy, ngoài các điều kiện của người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế được hưởng di sản thừa kế là đối tượng của

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 42 - 43)