Đánh giá thực trạng pháp luật về thừa kế di sản là đối tượng của quyền

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 54 - 61)

quyền sở hữu trí tuệ

2.2.2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, quy định pháp luật về thừa kế lần đầu tiên được quy định tại một

bộ luật độc lập, thành văn trong thời kì hiện đại là Bộ luật Dân sự 1995. Đó là sự kế thừa từ lịch sử phát triển của pháp luật thừa kế Việt Nam, xuất phát từ các

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng theo chủ thể

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng theo đối tượng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu theo chủ thể Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu theo đối tượng

quy định thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức như “cha mẹ làm chúc thư phân chia

tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư” [4]. Sau đó, định nghĩa “thừa kế”

lần đầu tiên xuất hiện tại Sắc lệnh 97/SL Chủ tịch Hồ Chí Minh ký năm 1950 và phát triển qua những quy định vấn đề thừa kế thành nguyên tắc trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và các văn bản hướng dẫn thi hành như các Thông tư của TANDTC. Pháp luật về thừa kế được tách riêng thành một phần gồm 4 chương trong Bộ luật Dân sự 2015 đã cho thấy tính thời đại của pháp luật Việt Nam, thường xuyên cập nhật để phù hợp với tình tình trong nước và quốc tế. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thứ hai, không chỉ ghi nhận các chế định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự

qua các thời kỳ, quyền sở hữu trí tuệ được quy định thành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) đã khẳng định vị trí, vai trò của con người được nâng cao, các quyền sở hữu trí tuệ đều được cụ thể hóa nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu quyền trong các quan hệ pháp luật dân sự trong nước hay các trường hợp có yếu tố nước ngoài.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Với tư cách là chủ sở hữu đối với các sáng chế công nghiệp, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, khai thác và định đoạt đối với quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả việc để lại quyền sở hữu công nghiệp với tư cách là di sản thừa kế.

Mặc dù vậy, quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan lại có khá nhiều mâu thuẫn, dẫn đến việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, khó khăn trong quá trình đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến việc thực hiện quyền thừa kế không được đảm bảo.

Quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ sản phẩm của trí tuệ trong quá trình lao động, gắn liền với sở hữu trí tuệ và hoạt động công nghiệp mang lại các lợi ích cho con người, xã hội nói chung và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp quốc gia. Chính bởi thế, cũng như tài sản khác, việc ghi nhận đối

hợp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là hết sức hợp lý.

Tuy nhiên với các quy định về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp hiện nay, các cá nhân gặp rất nhiều khó khăn để có thể đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ. Ngoài ra, các văn bằng ngay cả kể khi đã được cấp cho chính người sáng chế thì cũng chỉ có thời hạn xác định: đối với Bằng độc quyền sáng chế là 20 (hai mươi) năm; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 10 (mười) năm; Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 05 (năm) năm và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán là 10 năm; hoặc 15 năm kể từ này tạo ra thiết kế bố trí; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 (mười) năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Sau khi hết thời hạn của Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu phải tiếp tục tiến hành thủ tục gia hạn để chứng minh mình chính là “chủ sở hữu” của tài sản, nếu không sẽ không thể thực hiện được quyền thừa kế của mình.

Chính các quy định hạn chế hạn chế quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra hoặc sở hữu hợp pháp thông qua “thủ tục” đăng ký phần nào đi ngược lại với nguyên tắc về quyền sở hữu được pháp luật dân sự công nhận. Đây cũng là một trong số các lý do chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có trở ngại và đẩy mạnh xu hướng chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, dẫn đến tình trạng quyền sở hữu công nghiệp không trở thành một loại di sản thừa kế phổ biến.

Thứ hai, các quy định về quyền để lại thừa kế khi đang tiến hành đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và cấp văn bằng bảo hộ không có giá trị trong thực tế.

Khi tiến hành để lại di sản thừa kế theo di chúc, người để lại di chúc phải thể hiện được tính hợp pháp của tài sản để lại trong di chúc của mình. Mặc dù pháp luật về sở hữu trí tuệ cho phép trong quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và cấp văn bằng bảo hộ, cá nhân vẫn có thể tiến hành chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả việc chuyển giao quyền đăng ký bảo hộ) cho chủ thể khác thông qua việc thừa kế. Nhưng trong trường hợp này, người để lại di chúc sẽ không thể tiến hành việc mô tả cũng như xác định tính hợp pháp của tài sản khi

chưa có văn bằng bảo hộ hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chính bởi vậy, nội dung của di chúc sẽ không hợp pháp do thời điểm để lại di chúc, tài sản là quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu chỉ là “tài sản hình thành trong tương lai”.

Thứ ba, quy định về điều kiện của người thừa kế đối với di sản thừa kế là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chưa được quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.

Mặc dù cho phép người có quyền sở hữu công nghiệp được để lại thừa kế, cũng như cho phép tổ chức, cá nhân nhận được quyền thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp nhưng Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành yêu cầu các cá nhân, tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành lại không có bất cứ quy định nào về việc người thừa kế phải đáp ứng các quy định gì. Điều này dẫn đến việc người áp dụng pháp luật có thể hiểu sai, suy diễn và áp dụng linh hoạt quy định theo các chiều hướng khác nhau, có thể hiểu rằng không cần đáp ứng điều kiện nào, nhưng cũng có thể là phải đáp ứng “bất cứ điều kiện nào” do cơ quan có thẩm quyền đặt ra khi yêu cầu tiến hành đăng ký bảo hộ.

Quy định này dẫn đến việc người thừa kế gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền của mình đối với di sản do người chết là chủ sở hữu của đối tượng quyền sở hữu công nghiệp để lại.

Thứ tư, các quy định về việc chấm dứt giá trị pháp lý của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gây khó khăn cho người thừa kế tiến hành thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

Theo quy định tại Điều 95, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại (điểm c, khoản 1 Điều 95, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019). Trong khi đó, tại Điều 86, Điều 87 Luật Sở

hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 ghi nhận quyền của cá nhân trong việc để thừa kế theo quy định của pháp luật đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu.

Trong trường hợp này, quyền sở hữu công nghiệp không còn được công nhận là di sản thừa kế, đồng thời những người thừa kế tiến hành thủ tục khai

mình đối với phần “tài sản” do người chết để lại cho họ thông qua di chúc hoặc pháp luật.

Trên cơ sở quy định pháp luật về công chứng, chứng thực, khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế phải chứng minh được phần di sản do người chết để lại còn tồn tại và hợp pháp. Nhưng với các quy định về việc chấm dứt giá trị pháp lý của văn bằng bảo hộ sau khi chủ văn bằng chết, người thừa kế sẽ không thể chứng minh di sản này hợp pháp và không thể thực hiện việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế.

Thứ năm, việc đăng ký bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp do nhận thừa kế chưa được pháp luật quy định.

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ chỉ được ghi nhận với các trường hợp là người sáng tạo ra sáng chế hoặc các sản phẩm sở hữu công nghiệp, trong khi đó với tư cách là người nhận thừa kế của người để lại di sản là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì những quy định này lại không phù hợp. Các quy định về việc nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ để cấp văn bằng chứng chỉ không ghi nhận cụ thể các điều kiện hợp lệ cũng như không có hướng dẫn cụ thể về các tài liệu, minh chứng kèm theo trong trường hợp được nhận thừa kế để xác định quyền được bảo hộ.

Với các quy định về đăng ký bảo hộ hiện hành, được hiểu rằng người nhận thừa kế không cần được cấp văn bằng bảo hộ mới mà họ chỉ cần chứng minh rằng mình là người thừa hưởng hợp pháp các quyền từ chủ sở hữu trước đó, kèm theo văn bằng bảo hộ được công nhận đối với người tạo ra sản phẩm trí tuệ công nghiệp. Trong khi đó văn bằng đã hết giá trị pháp lý và người tạo ra sản phẩm trí tuệ công nghiệp thì không còn nữa và di chúc (nếu có) cũng không hề hợp pháp. Việc thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp trở nên khó khăn và có những hạn chế nhất định đồng thời pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa có quy định chặt chẽ liên quan đến việc thừa kế loại tài sản này, điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp chưa phổ biến và chưa có nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp liên quan đến vấn đề này.

Thông thường các vụ việc tranh chấp thừa kế thường liên quan đến tài sản hữu hình là động sản và bất động sản, các loại tài sản có thể định giá một cách tương đối chính xác. Bên cạnh đó các tài sản là quyền sở hữu công nghiệp như

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh do cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thường sẽ được trao đổi mua bán dưới hình thức của một hợp đồng dân sự kèm theo các nghĩa vụ về tài chính.

Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân và pháp nhân ở Việt Nam chưa được chú trọng quan tâm.

Dưới sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và sự phát triển về công nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây thì việc các cá nhân cho đến các công ty và các tập đoàn lớn sở hữu cho mình một sáng chế riêng, hay một kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh riêng không còn là xa lạ, tuy nhiên không phải cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đi đăng kí quyền sở hữu công nghiệp để được bảo hộ. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các quy định của Luật mới chỉ được sửa đổi bổ sung mà chưa được đổi mới hoàn toàn đặc biệt là việc đặt ra thêm các quy định về việc thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp.

Như vậy, có thể thấy những người thừa kế sẽ rất khó khăn để tiến hành đăng ký bảo hộ, cũng như nhận được các lợi tức, quyền lợi hợp pháp từ việc thừa hưởng quyền sở hữu công nghiệp do nhận thừa kế nếu không có các quy định cụ thể.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Quyền sở hữu công nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với các chủ sở hữu mà còn đối là một đối tượng trong quan hệ pháp luật thừa kế về tài sản. Đây chính là lý do chính giải thích nguyên nhân pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong tất cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nội dung Chương 2 tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sở hữu công nghiệp từ đó nhận thấy vai trò của đề tài nghiên cứu quyết định đến việc phân tích và luận giải các nội dung của pháp luật thực định hiện hành. Theo đó, hiện nay pháp luật nước ta đã nhận quyền sở hữu công nghiệp là tài sản hợp pháp và được nhà nước bảo hộ song để trở thành di sản thừa kế còn cần nghiều quy định, chế tài bảo vệ khác nhau mà pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận liên quan đến thừa kế quyền sở hữu công nghiệp, nhóm nghiên cứu đã tập trung làm rõ các yếu tố cơ bản pháp luật về thừa kế, quyền sở hữu công nghiệp, tranh chấp và thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay thông qua các quy định cụ thể của pháp luật từ Hiến pháp, BLDS đến các nguồn luật chuyên ngành như Bộ luật TTDS, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Luật Thương mại quốc tế, …

Các nội dung được nghiên cứu và luận giải trong Chương 2 sẽ là nền tảng quan trọng để phân tích và giải quyết các vấn đề của thực trạng pháp luật hiện hành cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao pháp luật về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp tại Chương 3.

CHƢƠNG 3:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ DI SẢN LÀ ĐỐI TƢỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về thừa kế tài sản là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (Trang 54 - 61)