Tăng cân hợp lý

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 1 (Trang 55 - 57)

II. DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ MANG THA

3. Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang tha

3.1. Tăng cân hợp lý

Nếu trước khi mang thai, người phụ nữ đã có cân nặng lý tưởng thì trong 9 tháng mang thai số

cân nặng tăng thêm nên là 10-12 kg.

Cũng có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi có thai để khuyến nghị mức tăng cân:

- Tình trạng dinh dưỡng tốt (BMI: 18,5 - 24,9): mức tăng cân nên đạt là 20% cân nặng trước khi có thai.

Nếu chia thời gian mang thai thành 3 giai

đoạn 3 tháng một, thì sự tăng cân trong 3 thời kỳ

này rất khác nhau: Sau 3 tháng đầu thai nghén, cân nặng của người mẹ chỉ tăng được khoảng 1-2 kg, sau 3 tháng tiếp theo cân nặng có thể tăng được khoảng 4-5 kg. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối, cân nặng có thể tăng bằng cả 2 giai đoạn trước gộp lại, tức là có thể tăng 6-7 kg. Những phụ nữ tăng được cân nặng như mong muốn này mới có thể sinh được những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh từ 3 - 4 kg và mới có thể đủ lượng mỡ dự

trữ giúp cho việc tạo sữa đầy đủ trong thời kỳ

nuôi con bú sau này.

Khối lượng máu tăng nhanh và đến 3 tháng cuối, khối lượng máu tăng hơn lúc bình thường khoảng 35-40%, trong đó cơ bản là do tăng khối lượng huyết tương 45-50% còn lượng hồng cầu chỉ tăng khoảng 15-20%. Giá trị Hemoglobin và Hematocrit ở giai đoạn 3 tháng giữa là thấp nhất và dần tăng trở lại vào 3 tháng cuối.

2. Thay đổi nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối:

Bảng 3.2: Nhu cầu trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối

Chất dinh dưỡng Phần trăm tăng hơn so với khi không có thai (%)

Năng lượng 14

Protein 20

Chất dinh dưỡng Phần trăm tăng hơn so với khi không có thai (%)

Vitamin A 0 Vitamin D 100 Canxi 50 Phốtpho 50 Sắt 100 Kẽm 25 Iốt 16

Riêng về năng lượng, đểđơn giản khi tính nhu cầu cho phụ nữ có thai, người ta tính như tính cho một người phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi lao

động bình thường sau đó cộng thêm 350 kcal/ngày ở

giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và 500 kcal/ngày

ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối.

3. Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

3.1. Tăng cân hp lý

Nếu trước khi mang thai, người phụ nữ đã có cân nặng lý tưởng thì trong 9 tháng mang thai số

cân nặng tăng thêm nên là 10-12 kg.

Cũng có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi có thai để khuyến nghị mức tăng cân:

- Tình trạng dinh dưỡng tốt (BMI: 18,5 - 24,9): mức tăng cân nên đạt là 20% cân nặng trước khi có thai.

- Tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI < 18,5): mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai.

- Tình trạng dinh dưỡng thừa cân béo phì (BMI ≥ 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai.

Theo tiêu chuẩn quốc tế (FAO), mức tăng cân trung bình của phụ nữ châu Á nên là 10-12 kg, trong đó 4 kg là mỡ, tương đương 36.000 kcal. Đó là nguồn dự trữđể sản xuất sữa.

Các nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản Trung

ương cho thấy, cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai và sự tăng cân trong khi mang thai ảnh hưởng rõ rệt đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Mẹ có cân nặng trước khi có thai dưới 40 kg, cân nặng trước khi đẻ dưới 47 kg và tăng cân trong khi có thai dưới 5 kg có nguy cơđẻ con nhẹ cân < 2.500 g.

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 1 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)