Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với gia đình, xã hội và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 1 (Trang 79 - 81)

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰ NG S Ữ A M Ẹ

6. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với gia đình, xã hội và doanh nghiệp

với gia đình, xã hội và doanh nghiệp

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc cho trẻ ăn sữa công thức.

Ước tính trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng 800.000-1.200.000 đồng/tháng nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình quân 1 năm của người Việt Nam và một phần khá lớn trong tổng thu nhập

trong sữa non giúp trẻ chống lại bệnh tật. Trong khi đó sữa bột không có đủ các yếu tố cần thiết trên. Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những thực hành có lợi nhất mà một bà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ con mình khỏi nhiễm khuẩn và virus. Sữa mẹ là duy nhất và được sản sinh để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sữa mẹ thay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ trong các cữ bú. Khi đứa trẻ lớn lên, các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ đang lớn, điều mà các sản phẩm thay thế

sữa mẹ không có được. Những trẻ được bú mẹ ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh như

tiêu chảy, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, việc trẻ không được bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường cũng như bệnh tăng huyết áp và tim mạch.

Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh và cải thiện kết quả học tập sau này của trẻ. Trẻ bú mẹ càng lâu thì càng có khả năng trí tuệ

cao hơn, điều này được thể hiện qua những kỹ

năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nhận thức hoàn thiện hơn, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có IQ cao hơn 7,5 điểm so với những trẻ không được bú mẹ.

5. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ với bà mẹ

- Các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, ung thư vú, ung thư

buồng trứng, loãng xương và chứng trầm cảm sau khi sinh.

- Các bà mẹ cho con bú sẽ ít có nguy cơ bị

thiếu máu và có hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng thẳng.

- Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp các bà mẹ

tránh thai tốt hơn, các bà mẹ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh, trong khi đó đối với các bà mẹ

không cho con bú thì quá trình này có thể xảy ra ngay sau 6 tuần kể từ khi sinh con.

6. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với gia đình, xã hội và doanh nghiệp với gia đình, xã hội và doanh nghiệp

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém của việc cho trẻ ăn sữa công thức.

Ước tính trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng 800.000-1.200.000 đồng/tháng nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình quân 1 năm của người Việt Nam và một phần khá lớn trong tổng thu nhập

của một gia đình. Ngoài ra, nhờ các lợi ích về mặt sức khỏe của nuôi con bằng sữa mẹ, các gia đình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho việc khám chữa bệnh.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe cho trẻ và mẹ, mà còn mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiết kiệm được 3,6 tỷ đôla mỗi năm trong việc chi trả gián tiếp cho chăm sóc sức khỏe nếu có ít nhất 75% số bà mẹ

cho con bú sớm sau sinh và 50% bà mẹ cho con bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi.

Tại Việt Nam, nếu các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, Việt Nam có thể tiết kiệm một khoản tiền tương đương 11.435.670.000.000 đồng từ việc không chi tiêu cho các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Tuy nhiên, một nửa của khoản tiền này đang bị lãng phí do tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thấp ở Việt Nam, điều này làm tăng chi phí y tế chung của quốc gia. Mỗi năm, Việt Nam phải chi khoảng 208.300.000.000 đồng cho khám, chữa các bệnh do nuôi dưỡng trẻ nhỏ kém.

Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại cho gia đình khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn còn có lợi cho

doanh nghiệp về mặt lâu dài vì các bà mẹ ít phải nghỉ làm để chăm con ốm, điều này cũng có nghĩa là tạo ra một lực lượng lao động ổn định. Sữa mẹ

cũng là một nguồn lực hữu ích bảo đảm an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ và các gia đình trên toàn thế giới khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế. Trong những trường hợp nguy cấp, nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh gây ra do nguồn nước nhiễm bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt thấp.

Một phần của tài liệu Ebook Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em ở cộng đồng: Phần 1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)