Môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 72 - 73)

Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập theo Nghị định số 51/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1994 với diện tích tự nhiên 41.089 hécta, dân số 101.882 người. Hiện tại huyện có 32 doanh nghiệp đầu tư, tại cụm công nghiệp giúp giải quyết việc làm cho 3.000 lao động. Mạng lưới điện quốc gia và hệ thống chiếu sáng tiếp tục được quan tâm đầu tư, đến nay toàn địa bàn huyện tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 99,7%. Điện đã phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng. Về phát triển ngành thương mại dịch vụ, huyện đã hoàn hành quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, theo đó trên địa bàn sẽ hình hành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 33% đạt mục tiêu. Hiện có trên 6.100 doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh doanh hoạt động với tổng vốn trên 20.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều thực hiện vượt chỉ tiêu nghị quyết, năm 2017, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn đạt trên 551,605 tỷ đồng, đạt 150% so với dự toán. So với mặt bằng các huyện trên cả nước, Nhơn Trạch là huyện có tổng thu ngân sách trên địa bàn được xếp vào loại cao.

Nông nghiệp tiếp tục được ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,6%/năm. Đến nay, giá trị sản xuất bình quân 01 ha đạt 70 triệu đồng. Huyện đã hoàn thành công tác lập, triển khai có hiệu quả các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Mạng lưới y tế được đầu tư, nâng cấp, đã xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, 12/12 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế,… đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đặc điểm là những người dân có ý thức cần cù chịu khó, đang cố gắng vươn lên, xây dựng mục tiêu thoát nghèo, nhờ có sự phát triển của các khu công nghiệp trọng điểm của khu vực, nên dân cư ở đây đã có cơ hội vươn lên để cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếp sống văn hóa được thể hiện rõ nét qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Có 52/52 ấp được công nhận Ấp văn hóa, 99% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và 100% cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa tốt.

Theo các tiêu chí đánh giá về văn hóa, hiện nay địa bàn chi nhánh, trình độ người dân đang được cải thiện phát triển, mức thu nhập cũng ngày càng cao hơn, thoát khỏi đói nghèo. Chính điều này tạo một cơ hội tiềm năng lớn để phát triển cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 72 - 73)