Các căn cứ để định hướng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 82)

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế

Sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 97 triệu vào năm 2018. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số. Chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và vùng lãnh thổ và đứng thứ hai ở ASEAN. Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ.

Năm 2019, kinh tế thế giới diễn biến khó đoán định. Do cuộc chiến tranh kinh tế thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Các nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm lại, cạnh tranh thương mại quốc tế dâng cao, thương chiến Mỹ - Trung tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn chứng tỏ sức hút của

thị trường có độ mở và tiềm năng lớn với một nền kinh tế năng động, là điểm sáng tăng trưởng cao trong khu vực và quốc tế.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2019 ước tính tăng 6,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,62%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,92% và khu vực dịch vụ tăng 8,09%. Trên góc độ sử dụng GDP quý IV/2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,29% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 8,28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5,05%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%.

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp 12/12 chỉ tiêu kinh tế xã hội, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt Nghị quyết của Quốc hội, tăng trưởng GDP đạt 7.02% trong khi vẫn kiểm soát CPI ở mức thấp, thứ hạng, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao trên thương trường quốc tế. Năng suất lao động tăng 6,2%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 46,11%. Cùng với đó, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tập trung đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tiết giảm chi phí, hỗ trợ tiếp cận thị trường và các nguồn lực.

Ngành ngân hàng nói riêng năm 2019 tiếp tục đạt được những thành công, tạo được nhiều dấu ấn đậm nét, trong điều hành chính sách tiền tệ, do nhà nước chỉ đạo và điều tiết. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo vững chắc hơn, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng tín dụng đi vào chiều sâu, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của GDP. Cùng với đó, số lượng ngân hàng đáp ứng chuẩn mực Basel tăng, chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành giảm xuống dưới 2%.

3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần NgoạiThương Việt Nam đến năm 2030 Thương Việt Nam đến năm 2030

Mục tiêu gần:

Do các diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, các chỉ số vĩ mô 2020 được điều chỉnh phù hợp với kinh tế

vĩ mô. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai, chính sách linh hoạt phù hợp với trạng thái bình thường mới, tăng trưởng tín dụng toàn ngành dự kiến ở mức 10%.

Căn cứ các mục tiêu và lộ trình triển khai các giải pháp, Phương án cơ cấu vốn lại tại VCB đến năm 2020 được phê duyệt.

Trong năm 2020, Vietcombank với phương châm hành động “Chuyển đổi - An Toàn - Hiệu quả - Bền vững” và đổi mới quan điểm điều hành “Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo” trọng tâm năm 2020 là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng, hoàn thiện cơ chế chính sách, thực thi các giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững và nâng cao năng suất lao động.

Định hướng đến năm 2030

Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Trở thành ngân hàng Số 1 về Bán lẻ và Top hai về bán buôn, Củng cố hoạt động bán buôn đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và chọn lọc phát triển thị trường nước ngoài.

Ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất và hiệu suất sinh lời cao. Tối ưu hóa tỷ lệ chi phí hoạt động thu nhập, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động tăng quy mô và chuyển dịch cơ cấu thu nhập cao và bền vững. Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định và mục tiêu của Ngân Hàng nhà nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và hiệu quả của các công ty con.

Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng. Tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, đa đạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ; tăng cường sự gắn có và hiệu quả cán bộ.

Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và không ngừng tăng cao văn hóa quản trị rủi ro.

Ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số, xây đựng kiến trúc công nghệ hiện đại tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động kinh doanh, nhất là các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng số và yêu cầu của các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển đổi mạnh mẽ sang ngân hàng số.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Nhơn Trạch- Đồng Nai

3.2.1 Mở rộng các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng

Để mở rộng các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng thì việc đầu tiên chúng ta phải hiểu về khách hàng giao dịch trên địa bàn của chi nhánh đồng thời xác định nhu cầu khách hàng là gì cùng với các đối tượng khách hàng để đưa ra một số giải pháp mở rộng các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và chất lượng dịch vụ. Chẳng hạn:

Thứ nhất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo từng đối tượng và cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ.

Với các đối tượng là cán bộ nhân viên, sẽ tư vấn cho khách hàng các dịch vụ gửi tiết kiệm với chính sách ưu đãi nhất, gửi định kỳ, hoặc gửi các kỳ hạn phù hợp cho khách hàng, với một mức lãi suất tối ưu nhất. Hay các đối tượng là công nhân sẽ tư vấn các kỳ hạn áp dụng gửi ngắn hạn, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... được tặng các phần quà hấp dẫn. Hoặc các đối tượng là quản lý tư vấn sản phẩm tiết kiệm an toàn, và sinh lời cao hơn với các kỳ hạn lãi suất, khi khách hàng cần sự ưu đãi của ngân hàng, nên cân nhắc mức lãi suất tối ưu nhất, bằng cách xin ý kiến của cấp lãnh đạo về trường hợp khách hàng có nguồn vốn lớn.

Với sản phẩm kỳ hạn gửi tiết kiệm định kỳ là hình thức gửi tiết kiệm góp định kỳ theo từng khoảng thời gian. Khách hàng có thể chọn lựa mốc thời gian để gửi tiết kiệm như góp hàng tháng, hàng quý… Số tiền gửi tiết kiệm định kỳ không có quy định chỉ cần đáp ứng đầy đủ những chính sách về tiền gửi của ngân hàng là có thể gửi tiết kiệm. Với sản phẩm này, có ưu điểm là đặc điểm tiết kiệm được áp dụng với lãi suất thông thường được các ngân hàng áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm định kỳ là trả lãi suất theo năm. Hiện nay có nhiều ngân hàng áp dụng sản phẩm này như: VPbank, Eximbank... Nếu áp dụng chính sách sản phẩm này bên phía Vietcombank sẽ phần nào thu hút thêm sự hấp dẫn trong đa dạng sản phẩm của ngân hàng.

Thứ hai, tận dụng nhu cầu đặc điểm của khách hàng: Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng mà họ hướng tới những tiện ích mà họ được hưởng bao gồm sự tiện dụng trong thanh toán, lãi suất, các khoản khuyến mại, dịch vụ ngân hàng thì nhanh chóng tiện lợi, dễ nắm bắt, dễ hiểu… điều quan trọng nhất là hạn chế tối đa thời gian chờ đợi. Thường những chi nhánh quá đông khách hàng, nên có biện pháp tuyển dụng thêm nhân viên để hỗ trợ được tối đa lượng khách cho chi nhánh được nhiều hơn.

Thứ ba, khi đưa ra các sản phẩm huy động cần phải căn cứ vào địa bàn hoạt động của ngân hàng, rút ra đặc điểm của dân cư để có các hình thức huy động phù hợp. Với đặc điểm dân cư của địa bàn chi nhánh Nhơn Trạch, khách hàng rất thích tặng quà, phần thưởng, ưu đãi tối đa về các dịch vụ tư vấn, vì ưu điểm của chi nhánh vẫn là một vùng kinh tế mới phát triển, đặc điểm dân cư vẫn có xu hướng thích quà tặng, nên nếu tăng yếu tố sản phẩm quà tặng vẫn thu hút được nhu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư ở địa bàn chi nhánh, hỗ trợ khách hàng lưu ý ưu tiên về quyền lợi của khách hàng là điều quan trọng nhất

Để phát triển một sản phẩm mới không phải là dễ, điều mà ngân hàng cần làm trước khi đưa ra một sản phẩm mới đó là phải nghiên cứu kĩ thông tin thị trường, quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Với địa bàn của chi nhánh các chương trình như: lãi suất cạnh tranh, bốc thăm trúng thưởng, tri ân khách hàng, chương trình kèm quà tặng hấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn, khuyến mãi hấp dẫn… vẫn còn thu hút khách hàng trên địa bàn chi nhánh mà mức chi phí bỏ ra không quá tốn kém ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Chẳng hạn như: “Chương trình bốc thăm trúng thưởng” trong một tháng khách hàng có giao dịch tại ngân hàng trên 5 triệu trong một lần giao dịch thì sẽ được bốc thăm vào cuối mỗi tháng sẽ thông báo kết quả trúng thưởng bằng hình thức nhắn tin vào thuê bao khách hàng đăng kí tại ngân hàng. Hình thức nhận quà sẽ là gửi đường bưu điện đến địa chỉ của khách hàng đăng ký. Hay mở rộng chương trình gửi tiết kiệm và ưu đãi miễn phí thanh toán, chuyển khoản, rút tiền hay các phí dịch vụ hàng tháng khác được hoàn toàn miễn phí cho các giao dịch dưới 300 triệu đồng, với một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng kỳ hạn 1 năm....

Đây là những chương trình tăng tính hấp dẫn của sản phẩm mà hơn nữa tối ưu về chi phí.

Các Ngân hàng bạn cũng đang không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, vì vậy tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình sẽ nâng cao tính cạnh tranh. Việc tận dụng các ưu thế mà ngân hàng đang có sẽ tạo ra những điểm riêng và khuyến khích khách hàng truyền thống và khách hàng mới đến với ngân hàng mình. Ngân hàng cần chuyên môn hóa sản phẩm, tập trung vào từng đối tượng khách hàng: Sản phẩm dành cho đối tượng là phái nữ, sản phẩm dành cho đối tượng là nam giới, sản phẩm dành cho đối tượng hưu trí với những tiện ích cụ thể và bên cạnh đó cũng có những quà tặng kèm theo, những ngày lễ như ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) thì Vietcombank nên có quà tặng cho các đối tượng này khi gửi tiền tiết kiệm: như tặng đồ gia dụng, tặng vé xem phim, voucher khuyến mãi… Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên có những sản phẩm dành riêng cho khách hàng quen thuộc và thân thiết như sản phẩm kết nối dài lâu. Tất cả những chương trình này được áp dụng trong các khoảng thời gian phân bổ đều trong năm sẽ tạo ra một sức hấp dẫn cho khách hàng về ngân hàng VCB.

Thứ tư, với các dịch vụ bảo mật cần có nhưng cách thức giải quyết khác ngoài việc để khách hàng đi ra chi nhánh mở lại tài khoản, để giảm thiểu thời gian cho khách hàng. Chúng ta có thể thay đổi bằng cách gọi điện thoại lên tổng đài nhờ

ngân hàng cung cấp lại bằng dịch vụ tin nhắn, để xác minh đây đúng là khách hàng, ngoài cung cấp các thông tin cần thiết chúng ta sẽ có một câu hỏi bảo mật khi khách hàng mở tài khoản, lưu ý khách hàng hãy nhớ câu hỏi này khi có sự cố cần hỗ trợ qua tổng đài. Tăng khả năng hỗ trợ qua tổng đài sẽ giảm chi phí, thời gian giao dịch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu hiệu quả nhất.

3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý kèm theo các chương trình khuyến mại, quà tặng

Lãi suất là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Tất nhiên khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngoài mục tiêu an toàn thì còn mong đợi vào khoản tiền lời có thể kiếm được.

Thực tế hiện nay là các Ngân hàng Việt Nam vẫn còn coi lãi suất như một công cụ cạnh tranh tối ưu, mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động lên rất nhiều và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó việc xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý là rất cần thiết. Vietcombank cần chú trọng thay đổi lãi suất sao cho phù hợp với lãi suất trên thị trường nhưng vẫn cân đối với mức lãi suất cho vay. Vì vậy thực hiện chính sách lãi suất hợp lý sẽ nhằm tăng cao được khả năng huy động vốn của Vietcombank.

Vietcombank ngoài việc áp dụng biểu lãi suất hiện hành nên có kèm theo những chương trình khuyến mại, quà tặng thì sẽ thu hút được lượng khách hàng tới gửi tiết kiệm nhiều hơn. Nhìn vào bảng lãi suất mà Ngân hàng công bố thì khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm họ sẽ tìm hiểu thông tin về các ngân hàng và nắm bắt được tâm lý của khách hàng thì ngoài lãi suất mà khách hàng được hưởng trên cơ sở số tiền gửi và kỳ hạn gửi, khách hàng còn nhận được những quà tặng ưu đãi đặc biệt.

Đối với những chi nhánh Vietcombank áp dụng những chính sách quà tặng khi khách hàng đến gửi tiết kiệm;

Đối với những phòng giao dịch thì Vietcombank có chính sách tặng quà trực tiếp đối với khách hàng đến gửi tiết kiệm thì Ngân hàng nhận quà tặng: áo mưa, bộ ấm chén, bộ cốc thủy tinh, tặng ô có in hình logo Vietcombank nhằm quảng bá hình ảnh của Vietcombank rộng rãi hơn nữa.

Với việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lý kèm theo đó là các chương trình

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 82)