Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 25)

1.2.1 Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng.

Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

Quy mô nguồn vốn = Tổng vốn huy động ∗ 100% (1.2.1)

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = Tổng VHĐ kỳ này−Tổng VHĐ kỳ trước ∗ 100%

(1.2.2)

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng.

Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống.

1.2.3 Tỷ trọng các loại vốn huy động

Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ) với nhu cầu sử dụng vốn ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng mới cao.

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động:

Tỷ trọng từng NVHĐ = Khối lượng từng NVHĐ ∗ 100%(1.2.3.1)

Tổng NVHĐ

Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ) với nhu cầu sử dụng vốn ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng mới cao.

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ…mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng:

Tỷ trọng VHĐ theo đối tượng = Khối lượng VHĐ theo đối tượng ∗ 100%

(1.2.3.2)

Tổng NVHĐ

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:

Tỷ trọng VHĐ theo kỳ hạn = Khối lượng VHĐ theo kỳ hạn ∗ 100%

(1.2.3.3)

Tổng NVHĐ

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:

Tỷ trọng VHĐ theo loại tiền = Khối lượng VHĐ theo loại tiền ∗ 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1.2.3.4)

Tổng NVHĐ

1.2.4 Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.

Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí phi lãi như: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng…

Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động vốn trên phương diện chi phí thì ngân hàng phải đạt được những tiêu chí sau:

Thứ nhất: Tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu.

Thứ hai: Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không phải chấp nhận rủi ro cao vì sức ép tăng chi phí vốn. Về cơ bản, lợi nhuận ngân hàng được tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phần lớn ở đây là chi phí trả lãi, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Nguồn ngắn hạn thường có chi phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhưng ổn định hơn. Do vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, căn cứ trả lãi, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù hợp. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chi phí trả lãi bình quân.

Chi phí trả lãi bình quân Tổng lãi phải trả = Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.

Cách tính này gặp phải một số nhược điểm như không bao gồm các chi phí liên quan đến việc huy động vốn và không thể dùng làm cơ sở quyết định sẽ lựa chọn nguồn vốn nào để huy động. Để khắc phục, ta có thể sử dụng công thức:

Chi phí huy động

bình quân gia quyền

= Chi phí trả lãi + Chi phí huy động Nguồn huy

động trả lãi

Phương pháp này chỉ xem xét được ở trong quá khứ nên để xem xét đến chi phí trong tương lai, ta sử dụng công thức tính chi phí huy động vốn biên.

Chi phí Chi phí trả lãi tăng thêm

biên = Tổng vốn huy động tăng thêm

1.2.5 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

1.3.1 Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn1.3.1.1 Môi trường chính trị pháp luật 1.3.1.1 Môi trường chính trị pháp luật

Thực tế, các NHTM ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN, còn bị sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định, nghị định của Chính Phủ: Luật dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp…Môi trường chính trị, các chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của các NHTM.

1.3.1.2 Môi trường kinh tế xã hội

Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động và sử dụng vốn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát. Kinh tế tăng trưởng khiến cho nhu cầu đầu tư tăng mạnh, các NHTM có thế nâng cao lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao khiến cho thu nhập thực của người dân giảm khiến cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

1.3.1.3 Môi trường văn hóa

Việc gửi tiền vào ngân hàng của người dân không chỉ phụ thuộc vào các chính sách thu hút vốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chính tâm lý, thói quen của dân cư. Ở những nước phát triển, việc gửi tiền ở ngân hàng không còn là một điều gì mới mẻ với người dân. Ngược lại, ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thì tiêu dùng của người dân vẫn chủ yếu bằng tiền mặt. Chính vì vậy yếu tố tâm lý, thói quen, thái độ với rủi ro trong việc giữ tiền mặt của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.1.4 Cạnh tranh trên thị trường tài chính

Không một doanh nghiệp nào tồn tại trên thị trường mà tránh khỏi sự cạnh tranh. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp đó ngày càng phát triển bền vững hơn. Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Xu hướng cạnh tranh trong ngành ngân hàng là điều không thể tránh khỏi với bất cứ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển. Cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, không chỉ dưới hình thái lãi suất

mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: uy tín ngân hàng, chính sách marketing, chất lượng dịch vụ cung ứng, sự hài lòng khách hàng.. Chính vì vậy, cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM.

1.3.2 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

Với ý tưởng từ kinh tế thị trường cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay và chiến lược tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu của Marketing Mix, học viên đề xuất ý tưởng áp dụng vận dụng các tiêu chí của Marketing Mix để xây dựng các nhân tố chủ quan là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.

Marketing hỗn hợp (Marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Marketing mix truyền thống cho sản phẩm hàng hóa bao gồm 4Ps: đó là Sản phẩm (Product), Phân Phối (Place), Giá cả (Price), Khuyến mãi, truyền thông (Promotion). Marketing mix mở rộng cho dịch vụ bao gồm 4Ps và 4Cs. Ngoài 4 yếu tố P kể trên ở Marketing mix truyền thống, nó còn có thêm Giải pháp cho khách hàng (Customer Solutions), Chi phí của khách hàng (Customer Cost), Thuận tiện (Convenience), Giao tiếp (Communication);

Bảng 1.3.2: Tiêu chí Marketing Mix

4 Ps 4 Cs Mô tả/Definition

Sản phẩm Giải pháp cho khách hàng

Một công ty sẽ chỉ bán những gì người tiêu dùng đặc biệt muốn mua. Vì vậy, các nhà tiếp thị nên nghiên cứu mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng để thu hút từng người một bằng thứ mà họ muốn mua.

Product (sản phẩm) thể hiện mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là "giải pháp kiếm lời" của doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của

khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này

Giá Chi phí của khách hàng

Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí (Cost) này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua. Phân Phối Thuận tiện Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối

sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.

Khuyến mãi, truyền

thông

Giao tiếp Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và "nói" cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

1.3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng

Do nhu cầu của khách hàng là đa dạng nên nếu như ngân hàng có nhiều hình thức và kỳ hạn huy động phong phú sẽ dễ dàng đáp ứng được các nhu cầu đó của

Một phần của tài liệu 1491_235942 (Trang 25)