Đánh giá SWOT của VCBS

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (VCBS) (Trang 79)

99 >

4.1.2. Đánh giá SWOT của VCBS

Căn cứ vào tương lai TTCK đến nãm 2025, vào định hướng phát triển của VCBS, vào tương quan với các CTCK khác và thực trạng cùa VCBS hiện nay, có thể chỉ ra các cơ hội, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh của VCBS.

Bảng 4.1. Phăn tích SWOT đồi với công ty TNHH chúng khoán Ngăn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Điểm manh• Điểm yếu

- Thương hiệu hàng đầu từ hệ thống ngân hàng mẹ Vietcombank. - Mạng lưới khách hàng rộng lớn cả bán buôn và bán lẻ của VCB. - VCBS đã từng đứng đầu thị trường cả bán buôn và bán lẻ, có những dấu ấn và uy tín nhất định đối với khách hàng

- Nen tảng tài chính lành mạnh, cùng với sư hỗ trơ về vốn từ VCB tao điều kiên• • • • thuân lơi để thưc hiên các chiến lươc• • • ♦ • kinh doanh.

- Chưa có mô hình kinh doanh dưa trên• lợi thế tương đối về thương hiệu, mạng lưới và tiềm lực tài chính của ngân hàng me Vietcombank.•

- Nhân lực chất lượng trung bình, công nghệ hóa chậm, năng suất lao động chưa cao.

- Mô hình tồ chức và phương thức quản trị doanh nghiệp cũ kĩ, ít động lực sáng tạo, khó thu hút và giữ chân được nhân lực chất lượng cao

- Qui mô kinh doanh nhỏ, tổng tài sản vốn chủ sờ hữu nhò, chi phí cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Hệ thống và con người cho quản trị rủi ro mới ở mức sơ khai.

Cơ hôie Thách thức

- Nền kinh tế hồi phục và đang tăng trưởng ở tốc độ tốt. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn. Nhà nước tiếp tục thoái vốn, niêm yết doanh nghiệp cổ phần hóa. - Đầu tư gián tiếp từ cả tố chức và cá

- GDP tăng trưởng nhưng chất lượng chưa cao, phụ thuộc lớn vào đầu tư, và phụ thuộc vào khối đầu tư nước ngoài. Các rủi ro vĩ mô còn nhiều và khó lường. Nội lực từ trong nước còn yếu,

nhân, từ cả trong và ngoài nước tăng trưởng rất mạnh. Thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ cao, vốn hóa, giá trị giao dịch tăng trung bình 40% trong năm 2018 và 20%/năm trong 2019-2020.

- Hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam còn nhỏ về quy mô, trinh độ chưa cao nên tiềm năng thị trường còn rất lớn, chưa khai thác hết.

Việt Nam vân là thị trường biên nên chưa tiếp cận được thị trường vốn lớn từ Bắc Mỹ và châu Âu nên tính ổn định kém.

- Các công ty chứng khoán tư nhân lớn kinh doanh khá hiệu quả trong vài năm qua, tích lũy kinh nghiệm, tài chính, nhân lực chất lượng và thị phần khách hàng tạo ra vị thế cạnh tranh rất mạnh. Cùng với đó các công ty chứng khoán nước ngoài với lợi thế về kinh nghiệm, năng lực tài chính vượt trội đang vào thị trường Việt Nam rất nhiều hứa hẹn sự cạnh tranh khốc liệt trong các năm tới.

4.1.3. Mục tiêu phát triên hoạt động môi giới chứng khoán của VCBS

Mục tiêu cụ thể theo từng chỉ tiêu đến năm 2025 trong chiến lược phát triển của VCBS:

+ Tăng trưởng thị phần môi giới chứng khoán: Mục tiêu thị phần bán lẻ vươn hạng đạt top 5 công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường, tối thiểu 6,5%.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: VCBS phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 30%/năm, ROA tối thiểu 6%; ROE tối thiểu 15%

+ Thanh khoản thị trường bình quân ngày tăng 40% trong năm 2018 và tăng chậm lại trong 2019-2022 với tốc độ tăng trưởng từ 22% giảm về 5%.

+ Phí môi giới cho khách hàng cá nhân giảm về 0,15% và cho khách hàng tổ chức giảm về 0,16%, tăng tỷ lệ khách hàng tổ chức lên 30%.

+ Điêu chỉnh cơ câu vôn vay từ vay ngăn hạn các tô chức tín dụng sang nguồn repo TPCP với lãi suất thấp và phát hành trái phiếu dài hạn VCBS để ổn định lãi vay. Tuy nhiên, nguồn vay từ Repo vẫn được ưu tiên. Theo đó, tỷ lệ lãi vay trung bình cùa VCBS tãng dần từ 5,2% lên 5,7% trong năm 2025.

+ Gia tăng sô lượng khách hàng mới: Thu hút thêm nhiêu khách hàng mở tài khoản giao dịch là một trong những mục tiêu chính yếu mà VCBS hướng tới nhàm phát triển hơn nữa hoạt động môi giới chứng khoán. Đe làm được điều này đỏi hỏi VCBS phải đặt ra cho mình những lộ trình mới liên quan tới cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để gia tăng vị thế của mình, tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh tự lực phát triển thì việc tạn dụng khai thác triệt để ưu thế kênh phân phối từ VCB. VCBS tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu của VCB đề mở rộng tập khách hàng bán lẻ, tạo ra lợi ích 2 chiều, (VCBS có thêm khách hàng và độ phủ lớn mà không cần mở thêm văn phòng đại diện/chi nhánh, khách hàng của VCB được hỗ trợ các tiện ích sản phẩm bán lẻ của ngân hàng đầu tư).

+ Xây dựng đội ngũ nhân sự môi giới chất lượng cao: VCBS hướng tới mục tiêu xây dựng một đội ngũ nhân sự môi giới chất lượng cao, thông thạo trong chuyên môn, khéo léo trong ứng xử; nhưng đồng thời cũng gắn bó, tâm huyết với công ty. Với định hướng này, công ty định hướng sẽ dừng tuyến dụng nhân sự ít kinh nghiệm (dưới 5 năm); tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, có khả năng xử lý các thương vụ IB quy mô lớn, với độ phức tạp cao.

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động môi giói chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh phù hợp

Mô hình tố chức hoạt động có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Bởi, trên thực tế, công ty chứng khoán có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, để có thề quản lý hoạt động hiệu quả đòi hởi công ty phải có cho mình một mô hình tổ chức khoa học giúp cho các hoạt động được chuyên môn hóa cao hơn, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả của từng hoạt động dẫn đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động môi giới. Chính vì vậy, VCBS cần hoàn thiện chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng năng lực của công ty...Việc hoạt động theo mô hình kinh doanh phân tán (Hình 4.1), với các mảng kinh doanh độc lập, thiếu tính liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban nội bộ và với VCB khiến VCBS chật vật hơn trên

con đường phát triên của mình. Chính vì vậy, VCBS cân có định hướng xây dựng mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, xây dựng mô hình kinh doanh cho từng hình thức cụ thể.

Hình 4.1. Mô hình kinh doanh phân tản

Tác giả đề xuất mô hình kinh doanh tập trung hơn, lẩy hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp làm trọng tâm, tăng cường phối hợp với các mảng kinh doanh

Hình 4.2. Mô hình kinh doanh tập trung

Ví dụ, với mảng bán lẻ, VCBS có thê tăng cường phôi hợp với các chi nhánh VCB nhàm cung cấp chuỗi giá trị sản phấm tài chính cho khách hàng. Khối bán lẻ cùa VCBS cần nỗ lực hơn nữa trong việc liên kết với khối bán lẻ của VCB từ đó hình thành lên hệ thống đồng bộ, cung cấp sản phẩm toàn diện cho khách hàng từ đó. Xây dựng cơ chế One-Stop shop tại các chi nhánh của VCB để thực hiện bán lẻ các sản phẩm môi giới và chứng chỉ quỹ VCBF bên cạnh các sản phẩm tín dụng thông thường.Đây là một hình thức liên kết đem lại cho khách hàng nhiều tiện lợi nên có thể được xem là lợi thế để thu hút khách hàng. Với mảng bán buôn, phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp sẽ được định hướng trở thành đơn vị trung tâm, tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng để phân phối cho khối bán lẻ, khối bán buôn, khối đầu tư và các chi nhánh của VCB. Với mảng đầu tư, VCBS cần xây dựng lại mô hình kinh doanh theo hướng hình thành đa sự phụ thuộc vào biến động ngắn hạn của thị trường, tham khảo mô hình kinh doanh của Mizuho để thực sự trở thành bộ phận tự doanh cùa ngân hàng đầu tư trên 1 thị trường chuyên nghiệp thay vì chỉ hoạt động như 1 thành phần tham gia giao dịch bình thường.

Với mô hỉnh tổ chức, hiện VCBS đang theo hình thức tổ chức là công ty TNHH, hiệu quả hoạt động chưa được cao, chính vì vậy đây cũng là một trong những vấn đề cần được cải thiện của VCBS giúp cho hoạt động cùa đơn vị đưa lại hiệu quả hơn. Ngoài ra, VCBS cũng có thể xem xét đến phương án phân bổ nguồn lực theo nhóm khách hàng phục vụ để từ đó đưa ra được những chính sách phù họp với từng nhóm khách hàng, điều này sẽ giúp VCBS nâng cao khả năng đáp ứng được các yêu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thề, dễ dàng làm hài lòng khách hàng hơn. Bởi, mỗi nhóm khách hàng lại có đặc thù riêng, mức độ quan tâm và hoạt động trên thị trường là khác nhau, nếu đồng hóa theo loại hình dịch vụ mà cung cấp thì rất có thể công ty sẽ bỏ lờ không chỉ một mà là nhiều tập khách hàng tiềm năng.

4.2.2. Nâng cao năng lực tài chính cho công ty

Để có thể mở rộng, phát triển mạng lưới, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì các công ty chứng khoán cần phải đáp ứng được yêu cầu về vốn. Quy mô vốn lớn tạo ra rất nhiều lợi thế, cơ hội phát

triển các nghiệp vụ, hoạt động của công ty. Nếu như tiến hành tái cơ cấu mô hình kinh doanh, VCBS sẽ bước sang giai đoạn tăng trưởng khá mạnh về lợi nhuận, từ đó kéo theo quy mô về tài sản và nguồn vốn mở rộng đế đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng quá nhanh dẫn tới đòn bẩy tài chính tăng mạnh cùng với nhu cầu đảm bảo nguồn lực để thực hiện các thương vụ bảo lãnh phát hành lớn, dẫn tới nhu cầu cấp thiết phải tăng vốn. Hiện nay, vốn điều lệ của VCBS đang ở mức 1.000 tỷ đồng, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng thì mức tăng vốn giả định của VCBS sè vào khoảngl.500 tỷ đồng (trong đó 500 tỷ đồng từ lợi nhuận để lại và 1.000 tỷ đồng bổ sung mới) trong thời gian tới.Để làm được điều này, VCBS cần có kế hoạch tăng vốn sao cho phù hợp và hiệu quả. Có hai hình thức mà VCBS có thể tham khảo để tăng nguồn vốn cho mỉnh:

- Tăng vốn từ nguồn nội lực: VCBS giành nguồn lợi nhuận giữ lại để tăng quy mô vốn điều lệ nhằm tạo ra nguồn vốn giá rẻ tự có, giảm áp lực vay nợ để bù đắp nhu cầu hỗ trợ tài chính cho khách hàng.

- Tăng vốn từ ngân hàng mẹ VCB: Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, VCBS cần sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng mẹ do không thể tăng vốn thông qua phát hành. Một hình thức tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng mẹ là VCBS sẽ xây dựng cơ chế để VCB và một bên thứ 3 thực hiện cho vay chéo với VCBS. Theo đó, VCBS có thể tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp từ VCB.

- Tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu dài hạn VCBS: Tăng cường phát hành trái phiếu VCBS với lài suất thấp trong thời điềm thị trường thuận lợi, đề đảm bảo nguồn vốn lãi rẻ và ổn định.

Giả sử trong trường hợp cổ phần hóa VCBS theo như phân tích ở trên, thì đây cũng chính là một hình thức tăng vốn cho công ty. Thông qua quá trình cổ phần hóa có thể giúp công ty có được nguồn vốn thặng dư hoặc khả năng tăng vốn dưới hình thức công ty cổ phần cũng dễ dàng hơn.

Giả sử với phương án tăng vốn, IPO và bán vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài: đây là phương án tăng vốn mà B1DV và Vietinbank đã thực hiện, phương án

này có sự tham gia của cô đông nước ngoài-giúp đa dạng hóa cơ câu sở hữu. Ưu điểm của phương án này là giúp VCBS bớt phụ thuộc vào VCB trong việc tăng vốn, giúp VCBS chủ động hơn trong một số hoạt động và chính sách áp dụng; đồng thời với phương án này, VCBS có thể tận dụng được nguồn tri thức, kinh nghiệm từ các đối tác tại những thị trường hiện đại hơn, được tiếp xúc với công nghệ và mạng lưới quốc tế. Tuy nhiên, phương án này cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm như: VCB giảm sờ hữu và quyền kiểm soát tuyệt đối tại VCBS và quy trình thực hiện có thể mất nhiều thời gian và cần tìm thời điểm thích họp để tối đa hóa lợi ích. Lộ trình có thể như sau:

< N

Giai đoạn 1. (năm 2022)

VCB sẽ tăng thêm 1000 tỷ

vốn điều lệ cho VCBS;

đồng thời, VCBS sẽ giữ lại

500 tỷ từ lợi nhuận đế lại

để nang tổng vốn điều lệ len 2500 tỷ; V___________ J z N Năm 2023, IPO VCBS, VCB sở hữu 65%, bán 25% vốn cho đối tác chiến lược và 10% bán ra thị trường lJ Năm 2025, VCB sẽ giảm tỉ lệ nắm giữ vốn còn 51 %, số von cộn lại sẽ được cân nhắc

bán cho đôi tác chiên

lược hoặc bán ra công

chúng

k___________ y

Hình 4.3. Lộ trình tăng vôn, IPO và bán vôn cho đôi tác chiên lược

Nguồn: Tác giả đề xuất

4.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời mở rộng các sảnphẩm dịch vụ mới phẩm dịch vụ mới

Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ sẽ giúp các các công ty đứng vững và ngày càng phát triển hơn trên thị trường. Việc da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ môi giới như các phần mềm giao dịch trực tuyến, các sản phẩm cung cấp vốn cho nhà đầu tư, cung cấp các báo cáo phân tích định kỳ hoặc theo yêu cầu, các sản phẩm phái sinh sẽ rất có ý nghĩa với khách hàng, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong các giao dịch từ đó thu hút nhiều hơn lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty. Vì vậy, để có thể cúng thế thêm vị thế của mình trên thị trường VCBS nên theo đuổi và duy trì chiến lược phát triển đồng bộ vững chắc tất cả các nghiệp vụ vì khi các nghiệp vụ được phát triến đồng bộ, chúng sẽ hồ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả tốt nhất. Như vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lưựng các sản phẩm dịch vụ hiện tại thi VCBS cũng cần mở rộng thêm các sản

phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng thêm nhiều lựa chọn, hỗ trợ cho khách hàng.

Với hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, VCBS cần hoàn thiện và bổ sung thêm:

- Hoạt động phân tích, tư vấn thông tin cho khách hàng: hiện tại, khả năng phân tích của nhân viên VCBS chưa được đánh giá cao, thiếu các phân tích cụ thề, thường xuyên tới khách hàng, và đặc biệt thiếu tính cập nhật cho khách hàng. Vì vậy, để cải thiện hoạt động này, VCBS cần đầu tư hơn nữa cho hoạt động này, như hợp tác với các chuyên gia phân tích đầu ngành trong đào tạo, hướng dẫn nhân viên phân tích thị trường, đa dạng các kênh thông tin cho nhân viên đề từ đó mang về nhiều thông tin hừu ích cho khách hàng. Các sản phẩm có được sẽ là những báo phân tích chuyên sâu về ngành có thể theo định kỳ, hoặc theo từng sự kiện quan trọng có tác động tới thị trường chứng khoán.

- Hỗ trợ tài chính: công ty cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa để các dịch vụ này đem đến sự hài lòng cho khách hàng, vừa đúng với quy định của tlìị trường nhưng phải đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.

- Lưu ký chứng khoán: công ty đã và đang cung cấp miễn phí cho các khách

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (VCBS) (Trang 79)