Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (VCBS) (Trang 73)

99 >

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại

• Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lỷ về chứng khoản còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới

Việc ra đời của Luật Chứng khoán năm 2006 và chính thức có hiệu lực từ

01/01/2007 đã tạo lập được khung pháp lý cho hoạt động chứng khoán tại Việt Nam, bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện

cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh, ốn định và vững chắc hơn so với trước đó. Do là văn bản luật ra đời khi thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn mới hình thành, quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, dịch vụ của thị trường chưa đa dạng, trong khi càng về sau, thị trường chứng khoán đà thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nên một số quy định đã không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

- Sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán

Sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán có tác động trực tiếp lên các hoạt động của công ty chứng nói chung và hoạt động môi giới nói riêng. Năm 2020, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch Covid-19 và phục hồi tốt nhất thế giới.

- Lực lượng đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán còn ỉt

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm rất nhiều thành phần, trong đó phần lớn lại là nhà đầu tư cá nhân với kiến thức và trình độ còn hạn chế, thích đầu tư lướt sóng, ngắn hạn, coi đầu tư chứng khoán như sòng bạc nên rất dễ bị ảnh hưởng, thiệt hại dưới các tin đồn, thông tin chưa được kiểm chứng, dễ bị các đối tượng thao túng, làm giá lợi dụng.

• Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, mô hình tổ chức truyền thống, cách thức quản lỷ Cồng kềnh

Mô hình tổ chức của VCBS theo hình thức TNHH,được quản lý bởi chủ sở hữu là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam theo hinh thức giao kế hoạch. Hình thức này phần nào khiến cho sự tự chủ của các công ty chứng khoán là khá hạn chế. Mọi đề xuất, kế hoạch hoạt động của công ty sẽ phải trải qua một công đoạn khá dài trước khi đi vào thực hiện. Khi có một kế hoạch tài chính, ngân sách hay bất cứ một đề xuất nào, Ban điều hành VCBS sẽ phải trình đề xuất lên Hội đồng thành viên phê duyệt, sau khi Hội đồng thành viên thông qua đề xuất sẽ được trình

tiêp lên Hội đông quản trị của ngân hàng mẹ VCB. Nêu trong trường hợp không được thông qua, công đoạn này sẽ mất thêm một quãng thời gian chờ đợi và xét duyệt lại. Đây là hạn chế khá lớn đối với hoạt động cùa VCBS, bởi lẽ, sự rườm rà trong công tác đệ trình lên các cấp phía trên sẽ khiến cho việc ra quyết định bị chậm trễ, trong khi đó, thị trường chứng khoán là một thị trường biến động liên tục, các công ty chứng khoán đối thú cũng sẽ tận dụng được thời cơ nhanh hơn nên đưa lại hiệu quả hoạt động tốt hơn so với VCBS. Ngoài ra, việc phân bổ tổ chức theo nhóm dịch vụ thay vì theo khách hàng cũng là hạn chế lớn của VCBS. Không phân bổ tổ chức theo khách hàng khiến cho việc triển khai chính sách khách hàng chưa rõ ràng, có nhiều chồng chéo với nhiều loại hình khách hàng, ưu đãi khác gây khó khăn trong công tác quản trị và làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai, mô hình kinh doanh phân tán, tỉnh kết nổi với với ngăn hàng mẹ yếu

Mô hình kinh doanh của VCBS phân tán, chưa tận dụng được lợi thế về thương hiệu và mạng lưới cùa ngân hàng mẹ VCB. Sự phân tán trong mô hình kinh doanh thể hiện ở việc phòng tư vấn chưa phát huy vai trò trọng tâm của mình trong việc tạo ra nguồn sản phẩm cho các phòng ban khác của VCBS.Sự kết hợp giữa các phòng trong nội bộ VCBS còn chưa tốt, chưa khai thác được khách hàng của bộ phận FI trong quá trình chào bán sản phẩm; đầu tư,tư vấn và môi giới chưa phối hợp được trong các thương vụ tư vấn để tạo hàng cho tự doanh và các nhà đầu tư cá nhân.

Là một công ty chứng khoán có ngân hàng mẹ là VCB, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư thông qua các nghiệp vụ Tư vấn, Môi giới, Đầu tư chứng khoán nhưng VCBS chưa tận dụng cũng như phát huy được năng lực của mình. Khối bán lẻ của VCBS chưa hình thành được liên kết với khối bán lẻ của VCB bởi trên thực tế mới chỉ được hình thành tại một vài chi nhánh của VCB chứ chưa có hệ thống đồng bộ cung cấp sản phẩm toàn diện cho khách hàng cá nhân. Tính kết nối yếu khiến VCBS chưa thể tận dụng được nguồn lực về tài chính, hạ tầng và thương hiệu từ ngân hàng mẹ. VCB là một ngân hàng có hạ tầng công nghệ cùng hệ thống hàng trăm điểm bán hàng trên toàn quốc nhưng VCBS chưa thực sự được tiếp cận để có

thê tận dụng được lợi thê này. Bên cạnh đó, VCBS đang gặp bât lợi khi phải chịu lãi suất khá cao để có được nguồn vốn để đầu tư và cho vay hỗ trợ tài chính. Trong khi đó, ngân hàng mẹ VCB đang cho vay ngoài với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường nhưng không thể hỗ trợ cho VCBS bởi rào cản pháp lý. Vì vậy, VCBS nhận thấy rằng cần xây dựng một cầu nối nguồn vốn giữa VCBS và VCB thông qua một bên trung gian đế tránh lãng phí nguồn lực tài chính giá rẻ phục vụ cho các đối thủ.

Thứ ba,sản phẩm dịch vụ của VCBS chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Tính đến nay, VCBS chưa có sản phẩm nào của riêng mình hay chất lượng sản phẩm ưu việt hơn để tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, chất lượng dịch vụ cũng ở mức trung bình, vị thế cạnh tranh yếu và thị phàn cũng thấp. Các dịch vụ tiện ích gia tăng cho khách hàng như webtrading, hometrading, giao dịch online còn rất nhiều hạn chế như tốc độ đường truyền không ổn định, xử lýgiao dịch chậm. Nhiều sản phấm dịch vụ có tính thị trường thấp, chưa đa dạng, quản trị rủi ro chặt chẽ, không triển khai được các sản phẩm lách quy định của UBCKNN như bảo lành TO, margin ngoài danh mục,...

Thứ tư, chất lượng nhân sự của VCBS không đồng đều, còn thiếu và yếu ở một số bộ phận chủ chốt

Chất lượng nhân sự của VCBS không đồng đều, còn thiếu và yếu ở một số bộ phận chủ chốt, do đó khó có khả năng thực hiện các thương vụ phức tạp, giá trị cao. Hạn chế về chất lượng nhân sự cũng chính là nguyên do khiến địa bàn hoạt động của VCBS bị thu hẹp, chủ yếu trên HNX, quy mô nhỏ, chất lượng doanh nghiệp, thấp hơn và không hấp dẫn khách hàng lớn và khách hàng nước ngoài so với HSX

Bên cạnh đó, cơ cấu nhân sự giữa khối kinh doanh và khối hỗ trợ không hợp lý khi thực tế ở nhiều công ty chứng khoán hoạt động hiệu quả, khối kinh doanh chiếm tỷ trọng ưu thế hơn thì tại VCBS khối hỗ trợ lại có tỷ trọng khá cao. Việc phân bố không hợp lý cũng khiến cho năng suất lao động trung bình cùa VCBS đạt mức khá thấp.

Thứ năm, khối hỗ trợ tiềm ăn nhiều hạn chế về cả nhăn sự, quỵ trình tác nghiệp và các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro/kiểm soát/giám sát

về nhân sự, số lượng nhân sự khối hỗ trợ lớn trong khi chất lượng không tương ứng dẫn tới hiệu quả công việc không cao.

về quy trình tác nghiệp, do hạn chế về công nghệ và tồn tại nhiều chính sách khách hàng, nhiều các trường hợp sản phẩm dịch vụ riêng lẻ phục vụ 1 hoặc 1 số khách hàng nhất định, theo từng sự việc nhất định, nên khối lượng nghiệp vụ cần thực hiện thao tác thủ công trên hệ thống là tương đối lớn, trong đó mỗi tác nghiệp trên hệ thống đều bao gồm 2 cấp nhập/duyệt.

về quản trị rủi ro/kiềm soát/giám sát: Yêu cầu tuân thủ các quy định pháp lý tại VCBS chặt chẽ và có nhiều cấp kiểm soát đan xen do đó yêu cầu về hồ sơ chứng từ nhiều, phức tạp và có thể có những chồng chéo nhất định. Bên cạnh đó, việc chưa ứng dụng các chức năng xác thực công nghệ, chữ kỷ số... mà vẫn cãn cứ chủ yếu trên hồ sơ văn bản được in ấn và ký xác nhận thực tế cũng làm tăng khối lượng công việc thù công của khối back, giảm hiệu suất lao động và tăng số lượng nhân sự.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIÉN HOẠT ĐỘNG MÔI GIÓI TẠI

• • •

CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

4.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thưong Việt Nam

4.1.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH chúng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tới năm 2025

Mục tiêu đạt Top 5 hán lẻ và Top 3 hán buôn: VCBS đặt mục tiêu mở rộng

thị phần môi giới, lọt vào nhóm 5 công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường. Trước tình hình các công ty hàng đàu đang có xu hướng giành thị phần từ các công ty nhỏ hon, VCBS đặt mục tiêu thị phần ít nhất đạt 6,5%. Đồng thời, VCBS phấn đấu trở thành 1 trong 3 công ty chứng khoán uy tín hàng đầu trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, có được sự tin cậy từ các khách hàng tố chức và khách hàng doanh nghiệp, tham gia vào những thương vụ gây tiếng vang lớn trên thị trường, để nâng tầm uy tín thương hiệu Vietcombank và tạo ra hồ sơ năng lực nổi bật trong mắt khách hàng.

- Tăng trưởng mạnh mẽ với ROE: VCBS tái cơ cấu mô hình kinh doanh theo

hướng hiện đại, cải thiện quy mô doanh thu, tiết giảm chi phí, mở rộng biên lợi nhuận đế tăng trưởng kết quả kinh doanh đi kèm với hiệu quả sử dụng vốn.

- Ngân hàng đầu tư uy tín chất lượng hàng đầu thị trường: Mở rộng và đa

dạng hóa tập khách hàng ở cả 2 mảng bán buôn và bán lẻ, chú trọng phát triển danh mục sản phẩm và chất lượng sản phẩm, để bắt kịp và thậm chí là đón đầu thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.

- Ngân hàng đầu tư có đội ngũ nhân sự chất lượng cao, quy trình quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro hiện đại, theo thông lệ tốt nhất: VCBS đẩy mạnh và

cải tiến hoạt động quản trị rủi ro, cơ cấu lại chính sách hỗ trợ tài chính linh hoạt và chủ động hơn, định hướng khách hàng vay margin tại các nhóm cố phiếu cơ bản tốt để giảm thiểu rủi ro khi tăng cường số dư cho vay.

4.1.2. Đánh giá SWOT của VCBS

Căn cứ vào tương lai TTCK đến nãm 2025, vào định hướng phát triển của VCBS, vào tương quan với các CTCK khác và thực trạng cùa VCBS hiện nay, có thể chỉ ra các cơ hội, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh của VCBS.

Bảng 4.1. Phăn tích SWOT đồi với công ty TNHH chúng khoán Ngăn hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Điểm manh• Điểm yếu

- Thương hiệu hàng đầu từ hệ thống ngân hàng mẹ Vietcombank. - Mạng lưới khách hàng rộng lớn cả bán buôn và bán lẻ của VCB. - VCBS đã từng đứng đầu thị trường cả bán buôn và bán lẻ, có những dấu ấn và uy tín nhất định đối với khách hàng

- Nen tảng tài chính lành mạnh, cùng với sư hỗ trơ về vốn từ VCB tao điều kiên• • • • thuân lơi để thưc hiên các chiến lươc• • • ♦ • kinh doanh.

- Chưa có mô hình kinh doanh dưa trên• lợi thế tương đối về thương hiệu, mạng lưới và tiềm lực tài chính của ngân hàng me Vietcombank.•

- Nhân lực chất lượng trung bình, công nghệ hóa chậm, năng suất lao động chưa cao.

- Mô hình tồ chức và phương thức quản trị doanh nghiệp cũ kĩ, ít động lực sáng tạo, khó thu hút và giữ chân được nhân lực chất lượng cao

- Qui mô kinh doanh nhỏ, tổng tài sản vốn chủ sờ hữu nhò, chi phí cao, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Hệ thống và con người cho quản trị rủi ro mới ở mức sơ khai.

Cơ hôie Thách thức

- Nền kinh tế hồi phục và đang tăng trưởng ở tốc độ tốt. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn. Nhà nước tiếp tục thoái vốn, niêm yết doanh nghiệp cổ phần hóa. - Đầu tư gián tiếp từ cả tố chức và cá

- GDP tăng trưởng nhưng chất lượng chưa cao, phụ thuộc lớn vào đầu tư, và phụ thuộc vào khối đầu tư nước ngoài. Các rủi ro vĩ mô còn nhiều và khó lường. Nội lực từ trong nước còn yếu,

nhân, từ cả trong và ngoài nước tăng trưởng rất mạnh. Thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ cao, vốn hóa, giá trị giao dịch tăng trung bình 40% trong năm 2018 và 20%/năm trong 2019-2020.

- Hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam còn nhỏ về quy mô, trinh độ chưa cao nên tiềm năng thị trường còn rất lớn, chưa khai thác hết.

Việt Nam vân là thị trường biên nên chưa tiếp cận được thị trường vốn lớn từ Bắc Mỹ và châu Âu nên tính ổn định kém.

- Các công ty chứng khoán tư nhân lớn kinh doanh khá hiệu quả trong vài năm qua, tích lũy kinh nghiệm, tài chính, nhân lực chất lượng và thị phần khách hàng tạo ra vị thế cạnh tranh rất mạnh. Cùng với đó các công ty chứng khoán nước ngoài với lợi thế về kinh nghiệm, năng lực tài chính vượt trội đang vào thị trường Việt Nam rất nhiều hứa hẹn sự cạnh tranh khốc liệt trong các năm tới.

4.1.3. Mục tiêu phát triên hoạt động môi giới chứng khoán của VCBS

Mục tiêu cụ thể theo từng chỉ tiêu đến năm 2025 trong chiến lược phát triển của VCBS:

+ Tăng trưởng thị phần môi giới chứng khoán: Mục tiêu thị phần bán lẻ vươn hạng đạt top 5 công ty chứng khoán dẫn đầu thị trường, tối thiểu 6,5%.

+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh: VCBS phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 30%/năm, ROA tối thiểu 6%; ROE tối thiểu 15%

+ Thanh khoản thị trường bình quân ngày tăng 40% trong năm 2018 và tăng chậm lại trong 2019-2022 với tốc độ tăng trưởng từ 22% giảm về 5%.

+ Phí môi giới cho khách hàng cá nhân giảm về 0,15% và cho khách hàng tổ chức giảm về 0,16%, tăng tỷ lệ khách hàng tổ chức lên 30%.

+ Điêu chỉnh cơ câu vôn vay từ vay ngăn hạn các tô chức tín dụng sang nguồn repo TPCP với lãi suất thấp và phát hành trái phiếu dài hạn VCBS để ổn định lãi vay. Tuy nhiên, nguồn vay từ Repo vẫn được ưu tiên. Theo đó, tỷ lệ lãi vay trung bình cùa VCBS tãng dần từ 5,2% lên 5,7% trong năm 2025.

+ Gia tăng sô lượng khách hàng mới: Thu hút thêm nhiêu khách hàng mở tài khoản giao dịch là một trong những mục tiêu chính yếu mà VCBS hướng tới nhàm phát triển hơn nữa hoạt động môi giới chứng khoán. Đe làm được điều này đỏi hỏi VCBS phải đặt ra cho mình những lộ trình mới liên quan tới cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để gia tăng vị thế của mình, tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh tự lực phát triển thì việc tạn dụng khai thác triệt để ưu thế kênh phân phối từ VCB. VCBS tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu của VCB đề mở rộng tập khách hàng bán lẻ, tạo ra lợi ích 2 chiều, (VCBS có thêm khách hàng và độ phủ lớn mà không cần mở thêm văn phòng đại diện/chi nhánh, khách hàng của VCB được hỗ trợ các tiện ích sản phẩm bán lẻ của ngân hàng đầu tư).

+ Xây dựng đội ngũ nhân sự môi giới chất lượng cao: VCBS hướng tới mục tiêu xây dựng một đội ngũ nhân sự môi giới chất lượng cao, thông thạo trong

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (VCBS) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)