+ Khả năng sinh lời:
NHTM với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận do vậy trong quá trình kinh doanh, họ cố gắng đạt được tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Nói cách khác, NHTM hướng tới mục đích đạt được các khoản thu nhập thuần dương từ hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư, hoạt động phi tín dụng.
+ An toàn:
Hoạt động của NHTM gắn liền với rủi ro, có sự đa dạng về rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro môi trường..., từ đây đòi hỏi yếu tố an toàn cần được ưu tiên trong quá trình hoạt động của NHTM.
2.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Trong phân tích tài chính, để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại, các chuyên gia kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
ROE = (Lợi nhuận ròng/ Vốn tự có bình quân)*100%
∖_______________________________________________/
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết trong kỳ kinh doanh của một ngân 16
2.1.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản có ( hệ số ROA - Return On Assets)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế )so với tổng tài sản Có trung bình của một Ngân hàng.
ROA = (Lợi nhuận ròng/ Tài sản Có bình quân)*100%
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản Có, cho biết một đồng tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng.
Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có trong ngân hàng thương mại. Tài sản Có trong ngân hàng gồm nhiều khoản, trong đó có hai khoản có khả năng tạo ra thu nhập chủ yếu, đó là các khoản cho vay (Tín dụng) và các khoản đầu tư. Tài sản Có sinh lời càng lớn, càng có điều kiện để gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng. Các ngân hàng có cùng quy mô tài sản Có, ngân hàng nào có tỷ suất ROA cao, chứng tỏ ngân hàng đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA chỉ là chỉ tiêu đánh giá suất sinh lời kinh tế để so sánh hiệu quả hoạt động kinh tế của ngành ngân hàng với các ngành khác. Chỉ tiêu ROA đánh giá khả năng tạo tích lũy và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế xã hội.
ROA càng lớn cho thấy công tác quản trị tài sản Có càng tốt và ngược lại. ROA còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời kinh tế - để có thể so sánh với nhau giữa các ngân hàng (trong cùng một lĩnh vực, một ngành).
Theo thống kê kinh nghiệm về tỷ suất ROA của các ngân hàng trên thế giới, các chuyên gia tài chính ngân hàng phân chia ROA theo bốn cấp độ sau:
+ Nếu ROA nhỏ hơn 0,5% hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này yếu kém.
+ Nếu ROA đạt từ 0,5% đến 1,0%: Phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ở mức trung bình.
17
+ Nếu ROA đạt từ trên 1,0% đến 2,0%: Phản ánh hiệu quả kinh doanh ở mức độ tốt.
+ Nếu ROA đạt trên 2,0%: Phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại rất tốt.
2.1.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn ( hệ số ROE - Return On Equity)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuần ròng so với vốn tự có bình quân của một ngân hàng.
hàng thương mại, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng thương mại. Ý nghĩa của ROE là với một đồng vốn chủ sở hữu (vốn tự có) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Chính vì vậy mà ROE còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời tài chính (suất sinh lời tài chính). ROE dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các ngành (ngân hàng, bưu điện, thương mại, dịch vụ...).
Chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng càng lớn, chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng đồng vốn trong ngân hàng đó càng cao. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn. Tỷ suất ROE là chỉ tiêu đánh giá suất sinh lời tài chính, vì vậy nó được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, ROE được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa các ngân hàng với nhau.
Trong các ngân hàng thương mại, tổng tài sản có so với vốn tự có thường gấp 15 đến 20 lần, từ đó có thể phân cấp ROE như sau:
18
+ Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình. + Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao.
+ Nếu ROE đạt trên 30% thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao.
2.1.2.4.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên
Tỷ lệ thu nhập cận biên là chỉ tiêu đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ thu nhập cận biên, được đo lường qua ba chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (Net Interest Margin - NIM)
Tỷ lệ này còn gọi là tỷ lệ lãi ròng biên tế, và được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ lãi ròng biên tế = [(Thu nhập lãi - Chi phí lãi)/ Tài sản có sinh lời]*100 Tỷ lệ này giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời. Tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý.
+ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non Interest Margin - MN)
Chỉ tiêu này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và chi phí kinh doanh trong ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = ( Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi)/ Tổng tài sản Có
19 + Tỷ lệ sinh lời hoạt động
Tỷ lệ sinh lời hoạt động = Thu nhập sau thuế/ Tổng thu từ họat động
2.1.2.4.4 Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên
Thu nhập hoạt động là toàn bộ thu nhập mang lại do hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng khác. Nói cách khác, chỉ tiêu này giúp đánh giá tình hình và mức độ hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập cận biên = ( Tổng thu hoạt động - Tổng chi hoạt động)/ Tổng tài sản Có
Trong đó thu và chi hoạt động bao gồm:
_ Các khoản thu nhập và chi phí lãi (Lãi cho vay, lãi tiền gửi...)
_ Các khoản thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi (Dịch vụ phí, hoa hồng phí.).
2.1.2.4.5 Chênh lệch lãi suất bình quân.
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại, tức là đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay trong ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này có thể so sánh để đo lường mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ.
Chênh lệch L/S bình quân = (Tổng thu nhập lãi/ Tài sản có sinh lời) - (Tổng chi phí lãi/ Tổng nguồn vốn phải trả lãi).
20
2.1.2.4.6 Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản trong ngân hàng thương mại, với tiêu chí thu nhập mang lại bởi các tài sản đó.
Công thức xác định chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản như sau: Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng thu từ hoạt động/ Tổng tài sản
Trong đó, tổng thu từ hoạt động bao gồm = Thu nhập lãi + Thu nhập ngoài lãi.
2.1.2.4.7 Tỷ lệ tài sản sinh lời
Tỷ lệ này đánh giá mức độ sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập trong ngân hàng cao hay thấp. Tỷ lệ này càng cao, chứng minh mức độ sử dụng tài sản Có càng tốt.
f---∖
Tỷ lệ tài sản sinh lời = Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản Có
X_________________________________________________/
2.1.2.4.8 Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi
Tỷ suất doanh lợi (P’) là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với số Tổng tài sản Có sinh lời.
P’=(Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản Có sinh lời) * 100 Trong đó, tài sản Có sinh lời bao gồm:
_ Các khoản cho vay. _ Đầu tư chứng khoán.
21
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Tỷ suất này càng gần ROA thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn.
2.1.3 Đặc điểm của quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của NHTM2.1.3.1 Số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị. 2.1.3.1 Số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị.
Mặc dù nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh sự tác động trái chiều của quy mô Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các NHTM CP, điều này có nghĩa việc tăng số lượng thành viên Hội đồng quản trị trên một giới hạn lý tưởng có thể có tác động xấu đến giá trị của ngân hàng. Andres và Vallelado (2008), nhận định rằng một Hội đồng quản trị lớn nếu có hơn 19 thành viên và vượt quá con số này, chi phí sẽ lớn hơn lợi ích. Điều này phù hợp với kết quả thu được của Pathan và Faff (2013), những người phát hiện ra rằng việc tăng quy mô Hội đồng quản trị ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nếu Hội đồng quản trị quá lớn dường như không hiệu quả Adams (2012) nhận định, một phương pháp thực hành tốt hoặc kinh nghiệm có thể tạo ra một số lượng từ 8 đến 12 thành viên cho một kích thước hội đồng “lý tưởng”. Mamatzakis và Bermpei (2015), trong một nghiên cứu được thực hiện tại các ngân hàng đầu tư của Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2012 cho thấy quy mô của Hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là ở các ngân hàng có quy mô Hội đồng quản trị có hơn mười thành viên.
2.1.3.2 Số lượng thành viên nữ của Hội đồng quản trị.
Trong nghiên cứu của Setiyono và Tarazi (2014) liên quan đến 38 ngân hàng thương mại ở Indonesia, hai tác giả đã phát hiện ra rằng sự hiện diện của phụ nữ trong TMT không tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động và sự hiện diện của các nhóm dân tộc đa dạng hơn có liên quan đến hiệu suất thấp hơn. Đối chiếu với phát hiện về giới tính, Dexso và Ross (2012) phát hiện rằng sự đại diện của nữ giới trong ban lãnh đạo cao nhất dẫn đến hiệu quả công ty tốt hơn. Do bản tính bảo thủ của phụ nữ, nữ giám đốc có thể điều chỉnh sự thiên vị
22
trong các quyết định quan trọng, đặc biệt là những quyết định liên quan đến giám sát chiến lược và rủi ro bằng cách suy nghĩ về các vấn đề và giải pháp chi tiết, vì vậy phụ nữ ở những thập niên cũ thường được coi là bảo thủ hơn nam giới.
Mặt khác, tôi cũng tìm thấy bằng chứng ủng hộ sự đồng thuận chung rằng hội đồng quản trị có phân quyền nữ và sự đa dạng giới ở cấp hội đồng quản trị cao hơn dẫn đến rủi ro thấp hơn đối với kết quả của doanh nghiệp, do sự biến động của tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Kết quả này ủng hộ lý thuyết rằng phụ nữ bảo thủ hơn và không thích rủi ro hơn nam giới và phù hợp với kết quả tổng thể của Chen và cộng sự (2016) cho các công ty Hoa Kỳ, Khaw và cộng sự (2016) cho các công ty Trung Quốc, Palvia và cộng sự cho các ngân hàng thương mại ở Hoa Kỳ, Setiyono và Tarazi (2014) cho các công ty ở Indonesia và nghiên cứu của Loukil và Yousfi (2016) cho các phòng họp của Tunisia.
2.1.3.3 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có trình độ sau đại học.
Theo Colombelli (2015), tác giả phát hiện ra những Giám đốc điều hành (CEO) trẻ và có trình độ học vấn cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của công ty. King và cộng sự (2016) cũng có cùng quan diểm với Colombelli, nghiên cứu của ông cho rằng các các CEO có bằng MBA có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, vì họ thường hoạt động tốt hơn các đồng nghiệp khác.
Sự đa dạng về chức năng mà một số nghiên cứu coi là kinh nghiệm làm việc, được phát hiện là có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty trong các TMT được sắp xếp (Cannella, Park và Lee, 2008). Kinh nghiệm làm việc, sự đa dạng trong giáo dục và thời gian nhiệm kỳ có liên quan đến hiệu suất cao hơn (Setiyono và Tarazi, 2014). Yang và Wang (2014) xem xét tác động của các đặc điểm TMT đối với định hướng chiến lược kinh doanh, họ
23
nhận thấy tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm chức năng ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến định hướng chiến lược kinh doanh.
Trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và năng suất mang lại lợi ích cho tổ chức. Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên có trình độ học vấn cao có thể cải thiện việc ra quyết định chiến lược và hoạt động tài chính ( Setiyono và Tarazi, 2018; Roberson và cộng sự, 2017; Ujunwa, 2012; Becker, 2009).
2.1.3.4 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài.
Sự hiện diện của các thành viên Hội đồng quản trị là người nước ngoài giúp khả năng tư vấn của hội đồng có thể được tăng cường thông qua kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của họ về thị trường nước ngoài và hệ thống kết nối của họ và đưa công nghệ mới, kỹ năng quản trị áp dụng giúp giảm thiểu rủi ro. Sự hiện diện của các giám đốc người nước ngoài có thể là một nguồn lực quý giá cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực CSR (Hafsi và Turgut, 2013; Tihanyi và cộng sự, 2005, Oxelheim và Randoy, 2003; Eskeland và Harrison, 2002). Ví dụ theo Tihanyi và cộng sự (2005), các giám đốc nước ngoài thường quan tâm đến các đóng góp từ thiện và phát triển xã hội địa phương. Ngoài ra, các giám đốc nước ngoài có thể tận dụng các giá trị văn hóa của họ về vai trò của các tập đoàn trong xã hội để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Theo lý thuyết phụ thuộc tài nguyên, các giám đốc nước ngoài có thể nâng cao khả năng ra quyết định của Hội đồng quản trị bằng cách họ tiếp xúc với các quốc gia có nền kinh tế khác, dẫn đến nâng cao kĩ năng và kiến thức về các giá trị và chuẩn mực của các xã hội khác (Masulis và cộng sự. 2012; Ruigrok và cộng sự, 2007). Hơn nữa, các giám đốc nước ngoài có xu hướng có ít (hoặc không) kết nối với các mạng trong nước và độc lập với ban quản lý (Oxelheim và Randoy, 2003), do đó sự hiện diện của họ trong Hội đồng quản
24
trị đóng vai trò là dấu hiệu cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các cổ đông nước ngoài, rằng công ty được quản lý chuyên nghiệp và quyền lợi của họ được bảo vệ tốt. Từ những phát hiện của Ruigrok và cộng sự (2007) và Oxelheim và Randoy (2003) các giám đốc nước ngoài với kỹ năng của họ có thể hữu ích trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán và thúc đẩy lợi ích của cổ đông thiểu số bằng cách đảm bảo chất lượng của báo cáo tài chính.
2.1.3.5 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành.
Vai trò của Hội đồng quản trị trong việc giám sát các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại lớn khi tiềm ẩn nguy cơ chuyên quyền về quản lý và kiểm soát các