Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 46 - 48)

Bowen (1953) là người đầu tiên đưa ra khái niệm CSR là nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và cân đối giá trị lợi ích xã hội của tổ chức; mà điều này sẽ được nhận thức bởi các bên liên quan của họ. Thay vì quan tâm đến cả xã hội rộng lớn, doanh nghiệp nên quan tâm, quản lý mối quan hệ với các bên liên quan (Clarkson, 1995). Đồng quan điểm này, Mandhachitara và Poolthong (2011), Pérez và cộng sự (2013); Lee và cộng sự (2015); Perez và del Bosque (2014, 2015), Khan và cộng sự (2015) cũng cho rằng đối tượng mục tiêu chính của CSR mà doanh nghiệp cần quan tâm để làm hài lòng là các bên liên quan..

Theo Carroll (1999), các bên liên quan nên được xem xét trong định hướng CSR bao gồm người lao động, khách hàng, chủ sở hữu, cộng đồng địa phương, và xã hội. Với mỗi bên liên quan thì doanh nghiệp lại có các trách nhiệm kinh tế, pháp luật, trách nhiệm đạo đức và từ thiện khác nhau. Ví dụ như cùng đề cập đến trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp nhưng nhà đầu tư thì quan tâm đến kết quả tài chính, cộng đồng thì quan tâm doanh nghiệp đó ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng kinh tế chung của quốc gia, khách hàng thì quan tâm đến chính sách giá cả hợp lý,.. .Đôi khi, các bên liên quan lại có mục tiêu mâu thuẫn nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xác định tầm quan trọng của các bên liên quan trong từng giai đoạn để phát triển chính sách CSR cân bằng nhu cầu của các bên liên quan.

Ngoài ra, các bên liên quan còn được định nghĩa là những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp (Hill và Jones, 1992) hay những người hoặc các nhóm chịu rủi ro khi

28

đầu tư (bằng nhân lực hoặc tài chính) vào một công ty (Clarkson, 1995). Lý thuyết này đề xuất rằng các quyết định quản lý không nên chỉ làm hài lòng các cổ đông mà còn hài lòng các bên liên quan như khách hàng và nhà cung cấp (Clarkson, 1995). Ông cho rằng có hai nhóm các bên liên quan là nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện. Các bên liên quan mang tính tự nguyện chấp nhận, về mặt khế ước, chịu một số rủi ro còn các bên liên quan không tự nguyện cũng phải chịu rủi ro nhưng lại không có bất kỳ mối liên hệ nào với doanh nghiệp.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) được đặt ra bởi nhà kinh tế học Edward Freeman (1984). Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Các bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm (ví dụ như: khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu của doanh nghiệp, cộng đồng, cổ đông ...) có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức. Lý thuyết này chỉ ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: chẳng hạn như nếu một doanh nghiệp tạo ra được nhiều việc làm và giá trị cho xã hội thì sẽ được rất nhiều người quan tâm và từ đó doanh thu cũng sẽ cao hơn . Như vậy, ta có thể thấy được những tác động tích cực của trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả tài chính của một công ty. Chính vì các bên liên quan trực tiếp đóng góp vào khả năng tạo ra của cải của một công ty, nên để duy trì sự tăng trưởng các công ty phải quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan trong kế hoạch hoạt động của họ.

29

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w