Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 43)

Vai trò của Hội đồng quản trị trong việc giám sát các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại lớn khi tiềm ẩn nguy cơ chuyên quyền về quản lý và kiểm soát các quyết định của một cá nhân (Fama và Jensen, 1993). Nghiên cứu của Adams và Mehran (2011) kết luận rằng có sự sụt giảm hiệu suất khi các thành viên trong Hội đồng quản trị nắm giữ một số chức vụ lãnh đạo như giám đốc, họ thường có xu hướng ít tập trung vào công việc, chức vụ của mình.

Một nhận định khác cho rằng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành có mối quan hệ tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với biến rủi ro (Z-core). Mối quan hệ nghịch chiều này chỉ ra rằng các NHTM Việt Nam có tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành càng lớn thì chỉ số Z- core giảm dẫn đến rủi ro phá sản của ngân hàng tăng. Ngoài ra, việc giám sát các nhà quản lý hàng đầu có thể bị suy yếu do giám đốc điều hành cũng chính là thành viên của Hội đồng quản trị. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Dong và cộng sự (2017) cho các NHTM của Trung Quốc.

2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến quản trị công ty 2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm ( Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm do Jensen và Meckling (1976) đề xuất được xem như là lý thuyết nền tảng liên quan đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết. Lý thuyết này cho rằng quan hệ giữa các cổ đông (người ủy quyền) và người quản lý công ty (người được ủy quyền) được hiểu như là quan hệ ủy thác hay quan hệ đại diện. Mối quan hệ này được xem như là mối quan hệ hợp

25

đồng mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác để thực hiện việc quản lý cho họ, trong đó bao gồm cả việc trao quyền định đoạt tài sản của công ty.

Ở một khía cạnh khác, Lý thuyết ủy nhiệm chỉ ra rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát công ty sẽ dẫn đến những xung đột về lợi ích khi xảy ra vấn đề bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và người quản lý công ty do cả hai bên đều có lợi ích khác nhau. Đối với nhà quản lý họ quan tâm nhiều đến lợi ích của họ sẽ có được (lương, thưởng...), nhưng đối với các cổ đông thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến giá trị của công ty. Chính vì sự mâu thuẫn này đã làm phát sinh chi phí đại diện, tức là chi phí để duy trì mối quan hệ đại diện hiệu quả để nhà quản lý hoạt động vì lợi ích của cổ đông nhiều hơn.

2.2.2. Lý thuyết quản lý ( Stewardship theory)

Đầu thế kỷ XX, lý thuyết “Quản lý theo khoa học” của Ph. W. Tay-lor được coi là mở đầu của khoa học quản lý hay quản trị hiện đại ở Mỹ và trên thế giới. Với cách tiếp cận khoa học, hợp lý hóa, chuyên môn hóa và tối đa hóa hiệu quả của tổ chức, Tay-lo đã thay thế được mối quan hệ thù địch giữa nhà quản lý với công nhân bằng quan hệ cả hai bên đều có lợi bằng cách tạo ra năng suất lao động và hiệu quả sản xuất cao hơn. Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao. Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế

26

giới thời đó). Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác. Ông được coi là “người cha của lý luận quản lý theo khoa học”. Nội dung quản lý theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).

+ Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ.

+ Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.

+ Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý. Cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.

Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy. Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản lý có tài năng tham gia «Hiệp hội Taylorw để hoàn thiện, phát triển thuyết quản lý theo khoa học. Qua đó, đã hạn chế tính cơ giới của tư tưởng «con người kinh tế», đặt nhân tố con người lên trên nhân tố trang bị kỹ thuật, nhân bản hóa quan hệ quản lý, dân chủ hóa sản xuất, phát huy động lực vật chất và tinh thần với tính công bằng cao hơn và đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân. Tuy nhiên, nó đã đặt nền

27

móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu , tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Các thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn.

2.2.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Bowen (1953) là người đầu tiên đưa ra khái niệm CSR là nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và cân đối giá trị lợi ích xã hội của tổ chức; mà điều này sẽ được nhận thức bởi các bên liên quan của họ. Thay vì quan tâm đến cả xã hội rộng lớn, doanh nghiệp nên quan tâm, quản lý mối quan hệ với các bên liên quan (Clarkson, 1995). Đồng quan điểm này, Mandhachitara và Poolthong (2011), Pérez và cộng sự (2013); Lee và cộng sự (2015); Perez và del Bosque (2014, 2015), Khan và cộng sự (2015) cũng cho rằng đối tượng mục tiêu chính của CSR mà doanh nghiệp cần quan tâm để làm hài lòng là các bên liên quan..

Theo Carroll (1999), các bên liên quan nên được xem xét trong định hướng CSR bao gồm người lao động, khách hàng, chủ sở hữu, cộng đồng địa phương, và xã hội. Với mỗi bên liên quan thì doanh nghiệp lại có các trách nhiệm kinh tế, pháp luật, trách nhiệm đạo đức và từ thiện khác nhau. Ví dụ như cùng đề cập đến trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp nhưng nhà đầu tư thì quan tâm đến kết quả tài chính, cộng đồng thì quan tâm doanh nghiệp đó ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng kinh tế chung của quốc gia, khách hàng thì quan tâm đến chính sách giá cả hợp lý,.. .Đôi khi, các bên liên quan lại có mục tiêu mâu thuẫn nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xác định tầm quan trọng của các bên liên quan trong từng giai đoạn để phát triển chính sách CSR cân bằng nhu cầu của các bên liên quan.

Ngoài ra, các bên liên quan còn được định nghĩa là những người tham gia có một quyền hợp thức nào đó đối với doanh nghiệp (Hill và Jones, 1992) hay những người hoặc các nhóm chịu rủi ro khi

28

đầu tư (bằng nhân lực hoặc tài chính) vào một công ty (Clarkson, 1995). Lý thuyết này đề xuất rằng các quyết định quản lý không nên chỉ làm hài lòng các cổ đông mà còn hài lòng các bên liên quan như khách hàng và nhà cung cấp (Clarkson, 1995). Ông cho rằng có hai nhóm các bên liên quan là nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện. Các bên liên quan mang tính tự nguyện chấp nhận, về mặt khế ước, chịu một số rủi ro còn các bên liên quan không tự nguyện cũng phải chịu rủi ro nhưng lại không có bất kỳ mối liên hệ nào với doanh nghiệp.

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) được đặt ra bởi nhà kinh tế học Edward Freeman (1984). Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) được coi là một trong những lý thuyết trọng tâm tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Các bên liên quan là các cá nhân hoặc nhóm (ví dụ như: khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu của doanh nghiệp, cộng đồng, cổ đông ...) có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc hiện thực hóa sứ mệnh của một tổ chức. Lý thuyết này chỉ ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: chẳng hạn như nếu một doanh nghiệp tạo ra được nhiều việc làm và giá trị cho xã hội thì sẽ được rất nhiều người quan tâm và từ đó doanh thu cũng sẽ cao hơn . Như vậy, ta có thể thấy được những tác động tích cực của trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả tài chính của một công ty. Chính vì các bên liên quan trực tiếp đóng góp vào khả năng tạo ra của cải của một công ty, nên để duy trì sự tăng trưởng các công ty phải quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan trong kế hoạch hoạt động của họ.

29

2.2.4. Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên (Resource dependence theory)a. Doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài a. Doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài

Các học giả đã xây dựng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực chỉ ra rằng các công ty hoạt động trong môi trường của chính họ và phụ thuộc các nguồn lực bên ngoài để tồn tại và phát triển. Môi trường của một công ty bao gồm cơ cấu tổ chức của nó và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc của công ty vào các nguồn lực bên ngoài. Một doanh nghiệp sẽ ngày càng phụ thuộc vào những người khác nếu nó nằm dưới sự kiểm soát của các nguồn lực đáng kể. Thông qua các đối tác của mình, một công ty có thể thu hút được các nguồn lực hữu hình như nguyên liệu, lao động, vốn, cơ sở vật chất và thiết bị ... thông qua các giao dịch với các đối tác kinh doanh, đặc biệt là nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công đoàn, cơ quan pháp luật và các nhóm quan tâm. Chiến lược này nhấn mạnh khả năng của công ty trong việc thích ứng với môi trường và phát triển theo môi trường, ví dụ: có thể liên minh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực hoặc vận động các cơ quan chính phủ thay đổi luật. Sự phụ thuộc của công ty này vào các công ty khác bắt nguồn từ tình trạng kiểm soát tập trung các nguồn lực, nhưng điều quan trọng hơn là cách các công ty tiếp cận các nguồn lực thay thế.

b. Bản chất quản hệ phụ thuộc tương hỗ giữa các doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp phụ thuộc vào một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, điều đó sẽ ảnh hưởng lẫn nhau đến hiệu quả hoạt động. Trong các hệ thống xã hội, có sự phụ thuộc lẫn nhau khi một doanh nghiệp không thể kiểm soát đầy đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Sự phụ thuộc lẫn nhau được phân loại theo hình thức tương hỗ, hậu quả và sự phụ thuộc lẫn nhau về hành vi. Hai dạng này là dạng độc lập, chúng có thể xảy ra riêng lẻ hoặc cùng nhau. Trong mối quan hệ cạnh tranh, kết quả hoạt động của một công ty này tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động của công ty kia. Mối quan hệ cạnh tranh tồn tại khi các doanh nghiệp cần các nguồn lực như nhau để tồn tại và

30

phát triển. Dưới sự phụ thuộc cộng sinh lẫn nhau, hiệu quả hoạt động của một công ty này là đầu vào của công ty khác

c. Quan hệ phụ thuộc thay đổi theo nguồn lực trao đổi

Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thay đổi tùy theo sự sẵn có của các nguồn lực và nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng và cường độ sử dụng. Tuy nhiên, trong trao đổi nguồn lực, nguồn cung cấp thường không ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phối hợp hoạt động và đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng trên cơ sở tái cấu trúc các mối quan hệ, trao đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải giao tiếp với các doanh nghiệp bên ngoài để có được các nguồn lực cần thiết để tồn tại và phát triển. Mức độ phụ thuộc tỷ lệ thuận với mức độ chuyên môn hóa và phân công lao động của các doanh nghiệp, các ngành và môi trường kinh doanh chung.

d. Trao đổi nguồn lực để tồn tại

Trao đổi nguồn lực là quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng:

Thứ nhất, cường độ tương đối của trao đổi là một yếu tố quyết định đến tầm quan trọng của các nguồn lực, được đo bằng tỷ lệ của tổng đầu vào hoặc tỷ lệ của tổng đầu ra trong trao đổi. Tương tự,các doanh nghiệp có nhu cầu quan trọng đối với một đầu vào chính cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn đầu vào này, so với các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn đầu vào sẵn có và đa dạng. Doanh nghiệp hoạt động trơn tru khi nguồn cung cấp ổn định và đáp ứng nhu cầu. Các vấn đề nảy sinh từ những thay đổi của môi trường nơi các nguồn tài nguyên không còn được đảm bảo.

Thứ hai, tầm quan trọng của các nguồn lực liên quan đến phạm vi hạn chế của các nguồn lực đầu vào và đầu ra của công ty. Hạn chế của một nguồn lực phục vụ cho các hoạt động chức năng của một công ty khó đánh giá hơn mức độ sử dụng của nguồn lực đó. Mức độ hạn chế của các nguồn lực được

31

đánh giá theo khả năng của công ty trong việc tiếp tục hoạt động bình thường mà không có nguồn lực này hoặc nếu không có thị trường đầu ra cho các sản phẩm làm từ nguồn lực này. Nguồn lực có thể quan trọng đối với công ty, ngay cả khi nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng đầu và hoặc đầu ra của công ty (Hawley, 1950).

2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến khóa luận.

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài.

Nhờ vào công trình đồng nghiên cứu về vai trò của hội đồng quản trị trong quản trị doanh nghiệp của hai tác giả Pablo de Andres Alonso và Eleuterio Vallelado (2008), chúng ta biết được mối quan hệ chữ U ngược giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và quy mô của hội đồng quản trị cũng như tỷ lệ giám đốc không điều hành và hiệu quả hoạt động; kết quả nghiên cứu còn chỉ ra thành phần và quy mô hội đồng quản trị ngân hàng có liên quan đến khả khả năng giám sát và tư vấn.

Nghiên cứu của Liang và cộng sự (2013) về đặc điểm của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung Quốc, tác giả nhận thấy tính độc lập của hội đồng quản trị cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như chất lượng tài sản, kết quả thực nghiệm trên mẫu khảo sát gồm 50 ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w