Lý thuyết phụ thuộc tài nguyên (Resource dependence theory)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 48 - 55)

a. Doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài

Các học giả đã xây dựng lý thuyết phụ thuộc nguồn lực chỉ ra rằng các công ty hoạt động trong môi trường của chính họ và phụ thuộc các nguồn lực bên ngoài để tồn tại và phát triển. Môi trường của một công ty bao gồm cơ cấu tổ chức của nó và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phụ thuộc của công ty vào các nguồn lực bên ngoài. Một doanh nghiệp sẽ ngày càng phụ thuộc vào những người khác nếu nó nằm dưới sự kiểm soát của các nguồn lực đáng kể. Thông qua các đối tác của mình, một công ty có thể thu hút được các nguồn lực hữu hình như nguyên liệu, lao động, vốn, cơ sở vật chất và thiết bị ... thông qua các giao dịch với các đối tác kinh doanh, đặc biệt là nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công đoàn, cơ quan pháp luật và các nhóm quan tâm. Chiến lược này nhấn mạnh khả năng của công ty trong việc thích ứng với môi trường và phát triển theo môi trường, ví dụ: có thể liên minh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực hoặc vận động các cơ quan chính phủ thay đổi luật. Sự phụ thuộc của công ty này vào các công ty khác bắt nguồn từ tình trạng kiểm soát tập trung các nguồn lực, nhưng điều quan trọng hơn là cách các công ty tiếp cận các nguồn lực thay thế.

b. Bản chất quản hệ phụ thuộc tương hỗ giữa các doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp phụ thuộc vào một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, điều đó sẽ ảnh hưởng lẫn nhau đến hiệu quả hoạt động. Trong các hệ thống xã hội, có sự phụ thuộc lẫn nhau khi một doanh nghiệp không thể kiểm soát đầy đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Sự phụ thuộc lẫn nhau được phân loại theo hình thức tương hỗ, hậu quả và sự phụ thuộc lẫn nhau về hành vi. Hai dạng này là dạng độc lập, chúng có thể xảy ra riêng lẻ hoặc cùng nhau. Trong mối quan hệ cạnh tranh, kết quả hoạt động của một công ty này tỷ lệ nghịch với kết quả hoạt động của công ty kia. Mối quan hệ cạnh tranh tồn tại khi các doanh nghiệp cần các nguồn lực như nhau để tồn tại và

30

phát triển. Dưới sự phụ thuộc cộng sinh lẫn nhau, hiệu quả hoạt động của một công ty này là đầu vào của công ty khác

c. Quan hệ phụ thuộc thay đổi theo nguồn lực trao đổi

Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thay đổi tùy theo sự sẵn có của các nguồn lực và nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng và cường độ sử dụng. Tuy nhiên, trong trao đổi nguồn lực, nguồn cung cấp thường không ổn định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phối hợp hoạt động và đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng trên cơ sở tái cấu trúc các mối quan hệ, trao đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải giao tiếp với các doanh nghiệp bên ngoài để có được các nguồn lực cần thiết để tồn tại và phát triển. Mức độ phụ thuộc tỷ lệ thuận với mức độ chuyên môn hóa và phân công lao động của các doanh nghiệp, các ngành và môi trường kinh doanh chung.

d. Trao đổi nguồn lực để tồn tại

Trao đổi nguồn lực là quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng:

Thứ nhất, cường độ tương đối của trao đổi là một yếu tố quyết định đến tầm quan trọng của các nguồn lực, được đo bằng tỷ lệ của tổng đầu vào hoặc tỷ lệ của tổng đầu ra trong trao đổi. Tương tự,các doanh nghiệp có nhu cầu quan trọng đối với một đầu vào chính cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn đầu vào này, so với các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn đầu vào sẵn có và đa dạng. Doanh nghiệp hoạt động trơn tru khi nguồn cung cấp ổn định và đáp ứng nhu cầu. Các vấn đề nảy sinh từ những thay đổi của môi trường nơi các nguồn tài nguyên không còn được đảm bảo.

Thứ hai, tầm quan trọng của các nguồn lực liên quan đến phạm vi hạn chế của các nguồn lực đầu vào và đầu ra của công ty. Hạn chế của một nguồn lực phục vụ cho các hoạt động chức năng của một công ty khó đánh giá hơn mức độ sử dụng của nguồn lực đó. Mức độ hạn chế của các nguồn lực được

31

đánh giá theo khả năng của công ty trong việc tiếp tục hoạt động bình thường mà không có nguồn lực này hoặc nếu không có thị trường đầu ra cho các sản phẩm làm từ nguồn lực này. Nguồn lực có thể quan trọng đối với công ty, ngay cả khi nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng đầu và hoặc đầu ra của công ty (Hawley, 1950).

2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến khóa luận.

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài.

Nhờ vào công trình đồng nghiên cứu về vai trò của hội đồng quản trị trong quản trị doanh nghiệp của hai tác giả Pablo de Andres Alonso và Eleuterio Vallelado (2008), chúng ta biết được mối quan hệ chữ U ngược giữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng và quy mô của hội đồng quản trị cũng như tỷ lệ giám đốc không điều hành và hiệu quả hoạt động; kết quả nghiên cứu còn chỉ ra thành phần và quy mô hội đồng quản trị ngân hàng có liên quan đến khả khả năng giám sát và tư vấn.

Nghiên cứu của Liang và cộng sự (2013) về đặc điểm của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung Quốc, tác giả nhận thấy tính độc lập của hội đồng quản trị cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như chất lượng tài sản, kết quả thực nghiệm trên mẫu khảo sát gồm 50 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc trong giai đoạn 2003 - 2010, cho thấy số lượng các cuộc họp Hội đồng quản trị và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập có tác dộng tích cực đáng kể đến cả hoạt động và chất lượng tài sản của ngân hàng trong khi quy mô HĐQT có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.

Nghiên cứu về sự đa dạng của HĐQT và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của ngân hàng được thực hiện bởi Emma Garcia - Meca cùng cộng sự (2015), nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của sự đa dạng của HĐQT (giới tính và quốc tịch) đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Với mẫu dữ liệu

32

gồm 159 ngân hàng ở chín quốc gia trong giai đoạn 2004 - 2010, bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự đa dạng về giới làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Dong và cộng sự (2017) đã sử dụng một bộ dữ liệu duy nhất được thu thập thủ công về các ngân hàng hoạt động ở Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2011 để điều tra tác động của các đặc điểm Hội đồng quản trị về quy mô, thành phần và chức năng đối với hiệu quả và chấp nhận rủi ro của ngân hàng.Kết quả cho thấy : tỷ lệ người nước ngoài cao trong Hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả; ngược lại, Tỷ lệ thành viên kiêm nhiệm điều hành cao lại có tác động tiêu cực.

Setiyono và cộng sự (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự đa dạng nền tảng của các thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng đến hiệu quả hoạt động và rủi ro. Mau dữ liệu thu thập từ các ngân hàng Indonesia từ năm 2001 đến năm 20011 bao gồm 4200 quan sát năm cá nhân và 21 nhóm dân tộc, các khía cạnh ước tính bao gồm giới tính, quốc tịch, tuổi, kinh nghiệm, nhiệm kỳ, dân tộc, trình độ học vấn và loại hình), nhìn chung sự đa dạng nói chung có tác động tích cực, ngoài ra sự hiện diện của phụ nữ và sự đa dạng về nghề nghiệp làm giảm rủi ro trong khi sự đa dạng về giáo dục có thể dẩn đến biến động và rủi ro đòn bẩy cao hơn.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước.

Dựa trên các chuẩn mực về quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) và các nguyên tắc về quản trị rủi ro của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) , với nghiên cứu “Quản trị công ty trong ngân hàng - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần và Ngân hàng Thương mại Nhà nước” của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh (2013), chúng ta biết được vai trò của hội đồng quản trị đặc biệt quan trọng trong ngành ngân hàng. Cụ thể là, vai trò của Hội đồng quản trị tại các ngân hàng Việt Nam thường đáp ứng từ 30 - 49% các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế của OECD

33

và Basel vể quản trị công ty. Các nhà quản lý và giám đốc ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển một khuôn khổ quản trị công ty thích hợp. Nhóm tác giả nhận thấy quản trị công ty của NHTMCP tốt hơn, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế tốt hơn so với NHTMNN, là ngân hàng mới được cổ phần hóa. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị NHTMCP được xác định rõ ràng trong các hướng dẫn ngân hàng và có hiệu quả hơn trong thực tế. Phong cách quản lý nhà nước - thụ động và phân định trách nhiệm không rõ ràng - đã ăn sâu trong phong cách quản trị hiện tại của NHTMNN.

Nghiên cứu của Phan Bùi Gia Thủy (2012) đã nghiên cứu tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trên cơ sở khảo lược cơ sở lý thuyết liên quan, tác giả đã xây dựng mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT với hiệu quả hoạt động công ty. Đặc điểm HĐQT được đo lường từ các biến như: quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm, trình độ học vấn, và thành viên HĐQT độc lập không điều hành. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của công ty được đo lường bằng chỉ số TobinQ.

Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Trâm (2015) về tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động công ty, trong đó đặc điểm HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm và thành viên HĐQT không điều hành. Hiệu quả hoạt động được đo lường bằng TobinQ và ROA. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng các nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) có hiệu chỉnh Robust Error khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi để ước lượng mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quyền kiêm nhiệm và thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động. Thành viên HĐQT không điều hành có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, quy mô HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT chưa tìm thấy sự tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.

34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

35

Hình 3.1 thể hiện quy trình thực hiện nghiên cứu gồm có 6 bước chính:

Bước 1: tác giả sẽ hệ thống các kiến thức có liên quan đến vấn đề quản

trị công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại; tác giả tìm kiếm và chọn lọc thông tin từ những nguồn cung cấp uy tín như giáo trình học, Google Scholar, tư vấn của giảng viên hướng dẫn, ... Bên cạnh đó, tác giả cũng cập nhật và tham khảo những kết quả khách quan của những công trình nghiên cứu trước ở trong nước và trên thế giới để làm cơ sở thiết kế các biến số và điều chỉnh phù hợp mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa các đặc điểm của quản trị công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam cho đề tài.

Bước 2: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước có

liên quan , tác giả chọn lọc và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Đồng thời, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp để kiểm chứng về mối tương quan giữa hai yếu tố quản trị và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong những bước tiếp theo.

Bước 3: Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả sẽ ước lượng mối quan

hệ tuyến tính của từng yếu tố thuộc về quản trị công ty có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động của các NHTM CP thông qua vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS).

Bước 4: Tác giả tiến hành kiểm định phương trình hồi quy đề xuất thông

qua các kiểm định có liên quan, bao gồm: kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu về

mối tương quan của quản trị công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời xem xét chiều hướng tác động,

STT Ký hiệu Diễn giải biến

Biến phụ thuộc

36

mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các NHTM CP ở Việt Nam

Bước 6: Trình bày kết luận của đề tài thực hiện nghiên cứu và đề xuất

các kiến nghị khách quan nhằm góp phần giúp hoạt động kinh doanh của các NHTM CP tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai đồng thời cũng nâng cao hiệu quả kiểm soát của hoạt động quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập những mặt còn hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.

3.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM 10598420-2235-010811.htm (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w