2.1. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội a) Đề tài khoa học
Đề tài khoa học cấp Nhà nước:“Các hình thức và giải pháp thực hiện
GSXH và PBXH đối với tổ chức và hoạt động của hệ thơng chính trị” Mã số
KX10-06/06-10 do PGS.TS. Trần Hậu làm chủ nhiệm (2010). Đề tài đã có
những phân tích khá sâu sắc một số cơ sở lý luận và thực tiễn về giám sát và PBXH đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay như: khái niệm, bản chất, vai trò, đặc trưng, nội dung của giám sát và PBXH; Thực trạng tổ chức và hoạt động của một số chủ thể thực hiện giám sát và PBXH, từ đó, hướng tới mục tiêu là xây dựng các hình thức và giải pháp đảm bảo cho việc thực hiện giám sát và PBXH trong thời gian tới. Đề tài khẳng định PBXH chính là một trong những phương thức để nhân dân kiểm soát quyền lực đối với hệ thống được ủy quyền. Nếu PBXH được tổ chức một cách khoa học sẽ mang lại kết quả thiết thực, làm cho hệ thống chính trị ngày càng hồn thiện và tính dân chủ được nâng cao. Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu được đề tài nhấn mạnh chính là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các chủ thể PBXH. Tuy nhiên, do đề tài được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ chính trị học, lại trong thời gian trước khi ban hành Hiến pháp 2013 (2006 -2010), nên việc đánh giá khung pháp lý
cũng như các đề xuất về hồn thiện thể chế pháp luật vẫn cịn mờ nhạt, chưa đặt PBXH trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay.
b) Sách chuyên khảo
Sách: “PBXH và phát huy dân chủ pháp quyền”, do TS. Hồ Bá Thâm, CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân đồng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2010). Cuốn sách đã phân tích được một số cơ sở lý luận của PBXH như khái niệm, bản chất, đặc điểm, các nguyên tắc, phương thức vai trò của PBXH
trong việc tăng cường, phát huy dân chủ pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù cách tiếp cận của tác giả về khái niệm, đối tượng PBXH khá rộng, chủ thể PBXH được đề cập đến chỉ là các tổ chức xã hội, nhưng tác giả cũng đã phân tích được một số nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng phản biện như: cơ chế, trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, tác giả đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội với PBXH, để từ đó
khẳng định nâng cao chất lượng PBXH là một giải pháp hữu hiệu cho q trình dân chủ hóa.
Sách: “Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống: Phản biện xã hội” của TS. Trần
Đăng Tuấn, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006. Tác giả đưa ra quan niệm về
PBXH, các khó khăn khi áp dụng PBXH vào quản lý xã hội, vai trị của PBXH. Tác giả tìm kiếm tinh thần PBXH trong rất nhiều sự việc, sự kiện nổi bật, bức xúc trên mặt báo để khẳng định vai trò của PBXH trong cuộc đấu tranh của báo chí vì lợi ích của cộng đồng như cơn bão Chan chu, cuốn nhật
ký của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm, vụ bê bối ở PMU 18, bóng đá, game online... Nhiều việc lớn liên quan đến việc xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội cũng được tác giả đề cập, góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây
dựng. Cuốn sách được nhà báo Hữu Thọ đánh giá: “PBXH chỉ là một bài
trong tập sách mà tác giả lấy làm tên cuốn sách, nhưng ngẫm lại thì các bài khác dù viết theo thể gì, dù ngắn, dù khơng ngắn, cũng mang tính phản biện hiểu theo cách hiểu của tác giả...”
c) Bài báo, tạp chí
Bài viết: “PBXH: Một số vấn đề chung” Tạp chí Cộng sản, (số 17/2006) và “Phương thức PBXH” của tác giả Trần Đăng Tuấn. Tác giả cho rằng: PBXH là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung, hoặc bác bỏ một đề án (phương án, dự án) đã được hình thành và cơng bố trước đó. PBXH thực hiện chủ yếu ở hai trường hợp: một là
đối với các dự thảo, chủ trương, chính sách; hai là phát hiện các điểm chưa
hoàn thiện, sai sót, khơng phù hợp đang được thực hiện trong thực tế, để cơ quan nhà nước có điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính sách cho phù hợp. Trong khi đó tác giả Vũ Văn Nhiêm cho rằng PBXH đối với các vấn đề của Nhà nước là phản biện “ngoài Nhà nước” nhằm phân biệt với các hoạt động phản biện của Nhà nước (một hoạt động nội tại của Nhà nước khi Nhà nước
hoạch định đường lối, chính sách) qua bài viết: “Một số vấn đề về PBXH”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (10/2007). Tác giả đã chia PBXH thành: Phản
biện khoa học (do các nhà khoa học, các tổ chức khoa học thực hiện) và phản biện đại chúng (ý kiến đóng góp của nhân dân). Tác giả nêu ra mục đích của PBXH và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của PBXH.
Tác giả Phạm Quang Tú trong bài viết: “phản biện xã hội: khái niệm,
chức năng và điều kiện hình thành” đã chỉ ra chức năng cụ thể của PBXH
trong đời sống thực tiễn bao gồm: giúp điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội để tạo ra ĐTXH; góp phần khắc phục những khiếm khuyết của các chính sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy
Nhà nước; góp phần nâng cao trách nhiệm của xã hội, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ của cơng dân, từng bước hình thành mơi trường xã hội dân chủ, tiến bộ. Để hình thành PBXH cần các điều kiện về: hệ thống thể chế minh bạch, dân chủ, tiến bộ; năng lực và trách nhiệm xã hội của giới trí thức;
trình độ dân trí của cộng đồng. Bài viết: “Phản biện xã hội” của tác giả Nguyễn Trần Bạt khẳng định: “phản biện xã hội là một hoạt động khoa học”. Tuy nhiên để PBXH trở thành một hoạt động có chất lượng khoa học cần phải thực thi tự do ngôn luận và bảo đảm trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận của các lực lượng tham gia (lực lượng thứ nhất là để nói một cách
Nghiên cứu sinh ghi nhận về các điều kiện hình thành PBXH và có hướng bổ sung cho phù hợp với đề tài luận án.
Tác giả Trần Hậu trong bài viết: “Phản biện xã hội”, Tạp chí Chính trị số 12/2014, đã liệt kê các khái niệm có liên quan đến PBXH. Tác giả đã nêu ra các đặc trưng của PBXH thông qua khái niệm: PBXH là một hoạt động phân tích độc lập; là xem xét, phân tích, lập luận các mặt khác nhau của vấn đề để tiệm cận chân lý; được tiến hành bởi lực lượng xã hội, được hình thành theo nguyên tắc tự lập, tự nguyện, tự dưỡng, hoặc được tiến hành một cách trực tiếp bởi các thành viên của xã hội; có tính xây dựng đối với hệ thống lãnh đạo và quản lý. Tác giả nhấn mạnh PBXH địi hỏi phải có mục đích rõ ràng, đúng đắn, có trách nhiệm chính trị cao; địi hỏi trình độ, năng lực trí tuệ và trình độ, năng lực tổ chức; địi hỏi phải có phương pháp khoa học và phù hợp với thực tiễn. Những yêu cầu đó phải được bảo đảm bằng một cơ chế thích hợp để hoạt động PBXH phát huy tốt vai trị tích cực của nó.
Bài viết: “Góp phần nhận thức về phản biện xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Luật học số 5/2006 của tác giả Trần Thái Dương cho rằng để hình thành và phát triển hệ thống PBXH, chúng ta cần có những điều kiện khách quan về mở rộng dân chủ trên cơ sở kinh tế- xã hội, khoa học - công nghệ phát triển và các tổ chức xã hội phải lớn mạnh. PBXH là nhu cầu khách quan để phát triển xã hội, đó là những dấu hiệu, là một trong những phương thức đặc trưng của việc thực thi nền dân chủ. PBXH có thể nhận thức theo các dấu hiệu về: chủ thể; đối tượng; nội dung; hệ quả; mục đích và giá trị của PBXH. Tác giả còn đề cập đến phản hồi xã hội; dư luận xã hội; phê phán xã hội; giám sát xã hội; tham gia xã hội; tư vấn xã hội; giám định xã hội; phản biện chính trị. Tác giả chia ra các tiêu chí: căn cứ vào hình thức thực hiện (phản biện theo yêu cầu của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước và phản biện do các tổ chức xã hội tự thực hiện); căn
tiếp cận thông tin; phản biện về nội dung một phần dự thảo chính sách, đề án; Phản biện tổng thể với chính sách, đề án); căn cứ vào chủ thể phản biện (các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức xã hội). Luận án kế thừa các dấu hiệu nhận
biết của tác giả Trần Thái Dương và có sự so sánh một số thuật ngữ thường sử dụng để làm rõ hơn về PBXH.
Bài viết: “Bàn thêm về phản biện xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 3/2011 của GS.TS Nguyễn Minh Đoan đã khái quát về bản chất của PBXH. Tác giả chỉ ra những điểm giống và khác nhau của PBXH với đóng góp ý kiến, kiến nghị. GS.TS Nguyễn Minh Đoan trình bày về chủ thể, đối tượng và nội dung PBXH, từ đó cho thấy những khó khăn khi tiến hành PBXH. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của PBXH ở Việt Nam cần đẩy
nhanh tiến độ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trên các mặt; xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến PBXH; bảo đảm cơng khai, minh bạch các
chính sách, quy định của pháp luật và các hoạt động của Đảng và Nhà Nước. Luận án kế thừa những giá trị của các giải pháp mà GS.TS Nguyễn Minh Đoan đã đưa ra.
Bài viết: “PBXH - một nội dung quan trọng trong văn kiện đại hội XI
của Đảng” của tác giả Bùi Thị Hoa cho rằng: quá trình nhân dân thực hiện
quyền PBXH chính là quá trình nhân dân đang đi tìm sự đồng thuận trong hoạch định và thực thi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. PBXH do các lực lượng trong xã hội tiến hành, khơng mang tính Nhà nước, nhưng cũng không đứng trên Nhà nước. Để phát huy vai trò to lớn và ý nghĩa sâu sắc của PBXH trong phát huy dân chủ XHCN, thu hút sự tham gia của nhân dân tác giả đưa ra các giải pháp sau: tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về PBXH; cần nâng cao dân trí và tăng cường ý thức chính trị của cơng dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân nói chung, quyền và nghĩa vụ về PBXH
nói riêng. Những giải pháp trên được nghiên cứu sinh kế thừa nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc PBXH.
Bài viết: “Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội”của tác giả Nguyễn Thị Tâm cho rằng: ĐTXH và PBXH là những nhân tố, điều kiện góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng và tăng cường ĐTXH cũng chính là q trình khơng ngừng phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn xã hội dựa trên cơ sở những điểm tương đồng nhằm đạt được sự thống nhất vì mục tiêu chung. PBXH để khắc phục những bất đồng về tư tưởng, quan điểm, lợi ích và hành động giữa các lực lượng xã hội nhằm đi đến sự thống nhất chung, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, ĐTXH chính là mục đích của PBXH.
Ngồi ra, một số bài viết cũng đã đi sâu vào tiếp cận ở góc độ năng lực
chủ thể phản biện, đặc trưng của PBXH, có thể liệt kê một số bài viết như sau:
tác giả Nguyễn Quang Hiền, “Tính tất yếu của PBXH trong nhà nước dân chủ”,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp (10/2012); TS. Trần Hậu, “Góp phần tìm hiểu về
PBXH”, Tạp chí lý luận chính trị (2009); tác giả Trần Quang Hải, “Phát huy vai trò của giám sát, PBXH trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí cộng sản điện tử
(2009); tác giả Trương Thị Hồng Hà “Phát huy vai trò giám sát, PBXH trong sự
nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử (6/9/2009); tác giả Đồn Minh
Huấn,“Vai trị của GSXH và PBXH đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền”,
Tạp chí Khoa học Tổ chức nhà nước, số 5-2010; tác giả Vũ Thị Như Hoa, “Cơ
sở triết học của PBXH”,Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 2 (99), 2010; tác giả Đỗ
Văn Quân, “Vai trò của PBXH ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị
số 2/2009; TS. Hồng Thị Ngân, “Giám sát và PBXH”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật (9/269), 2010; tác giả Đỗ Văn Quân, “PBXH và quản lý phát triển xã
hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (số 3/2010); tác giả Nguyễn Quang Vinh, “Tăng cường cộng đồng trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong
2.2. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
a) Đề tài khoa học
Chuyên đề Khoa học pháp lý: “PBXH đối với chính sách và pháp luật
của Nhà nước – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Viện Khoa học Pháp lý,
Bộ Tư pháp (số 11/2012) do nhóm tác giả Dương Thị Thanh Mai, Lê Thi Thiều Hoa và Trương Hồng Quang thực hiện đã góp phần làm rõ hơn các vấn đề cơ bản về PBXH cũng như các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động này. Chuyên đề đã nêu được một số hình thức PBXH của một số nước trên thế giới, đánh giá khái quát việc thực hiện PBXH tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý làm cơ sở vận hành hoạt động PBXH.
b) Sách chuyên khảo
Sách: “PBXH trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước của Quốc hội” của nhóm tác giả Vũ Hồng Anh
(chủ biên), Dương Văn Sao, Đinh Thị Mai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2013). Cuốn sách đã nêu lên khái niệm, tính chất, đặc điểm, đối tượng, chủ thể và các nguyên tắc của PBXH. Từ đó thể hiện giá trị về vai trò, các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tăng cường PBXH trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Cuốn sách trình bày quy trình XDPL tại Quốc hội với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội. Cuốn sách mang giá trị hữu ích cho luận án trong q trình tìm hiểu sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân trong xây dựng luật ở Việt Nam. Cuốn sách còn chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại và đưa ra kinh nghiệm tại một số quốc gia trong việc XDPL tại Quốc hội. Luận án tiếp tục kế thừa những giá trị, hiệu quả mà PBXH mang lại trong việc xây dựng Luật tại Việt Nam. Tiếp thu và vận dụng quy trình xây dựng luật tại Quốc hội để tạo cơ sở phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội đồng thời tranh thủ được sự tham gia của nhân dân trong quá trình xây dựng luật.
c) Luận án, Luận văn
Luận văn: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả của PBXH trong hoạt
động lập pháp của Việt Nam hiện nay” của tác giả Trương Thị Ngọc Lan, Đại
học Luật Hà Nội, (2005). Tác giả đã nhìn nhận và xem xét PBXH trong mối quan hệ giữa pháp luật với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền được biểu hiện thơng qua quy trình, các nguyên tắc lập pháp. PBXH trong hoạt động lập pháp cần đảm bảo các yếu tố về tính dân chủ, tính khả thi và giải thích vì sao cần phải PBXH trong hoạt động lập pháp. Tác giả trình bày thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của PBXH trong hoạt động lập pháp của Việt Nam hiện nay. Luận văn đã giải quyết về mặt khoa học nhiều nội dung quan trọng về lý luận cũng như thực trạng thực hiện PBXH, đây chính