4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Những kết quả đạt được của phản biện xã hội trong hoạt động xây
2.1.2. Thực tiễn thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng
pháp luật ở Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Về chủ thể phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Trong những năm vừa qua, với việc đẩy mạnh chính sách phát triển
kinh tế - xã hội hướng tới phát triển bền vững, xã hội Việt Nam đã có những
chuyển biến tích cực. Dân chủ hóa với sự tham gia của các chủ thể phản biện đã gặt hái những kết quả bước đầu trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong
nhân cho đến các chuyên gia, nhà khoa học, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam hay nữ, người có địa vị hay khơng có địa vị trong xã hội. Chủ thể tham gia phản biện hướng tới sự đồng thuận, tìm ra những phương án, giải
pháp hiệu quả nhất trong các văn bản luật.
* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: đã tổ chức nhiều cuộc phản biện đối với
các dự thảo luật quan trọng của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác. Nhiều nội dung PBXH được đánh giá cao và được cơ quan chủ trì
soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồi tích cực như: Ngày 14/10/2016, tổ chức hội nghị PBXH đối với dự án Luật về Hội và có cơng văn số 2803/MTTW-BTT gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội; ngày 15/10/2016 tiến hành
hội nghị lấy ý kiến phản biện đối với Dự án Luật tín ngưỡng, tơn giáo đã nhận
được sự góp ý của chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tôn giáo[103]; tiến
hành các cuộc họp góp ý, phản biện vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII của Đảng; góp ý Dự án Luật về Hội; Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, dự án Luật phòng, chống tham nhũng; dự án Luật đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt…
Để tổ chức hội nghị phản biện, các dự thảo văn bản được gửi trước ít
nhất 10 ngày để các đại biểu có thời gian nghiên cứu, cho ý kiến. Mỗi hội nghị đều có ít nhất 5 đến 10 bài viết nghiên cứu sâu của các nhà khoa học, chuyên gia để phản biện đối với từng vấn đề cụ thể (Báo cáo số 77/BC-
MTTW-BTT ngày 08/01/2020). Các hội nghị PBXH đều có các chuyên gia, nhà
khoa học và các chuyên gia thuộc lĩnh vực, phạm vi điều chỉnh của luật. Trên cơ sở các thông tin, ý kiến ghi nhận được từ các hội thảo, hội nghị phản biện và sự đối chiếu với pháp luật liên quan, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên đã lựa chọn đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung hợp lý vào dự thảo luật [103].
* Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: tập trung PBXH đối với dự thảo văn
bản liên quan trực tiếp đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, trong đó phải kể đến Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Luật Hơn nhân gia đình (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật ban hành văn bản QPPL
(sửa đổi), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Dự thảo Luật Tiếp cận thơng tin (phản biện dưới góc độ giới). Từ năm 2014 đến tháng
2/2017, các cấp Hội đã tham gia góp ý kiến bằng văn bản đối với 98 dự thảo văn bản QPPL (29 dự thảo Luật; 01 pháp lệnh, 20 nghị định, 18 thông tư và
30 văn bản khác) [40].
Để thực hiện PBXH đối với Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã lấy ý kiến bằng phiếu khảo sát và tổ chức 07 Hội thảo, tọa đàm tại các vùng miền; phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức “Hội
nghị PBXH Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) dưới góc độ giới” với sự
tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ cơ quan chủ trì soạn thảo, các Bộ ngành, tổ chức liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện doanh nghiệp và người lao động. Chủ động nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất tới cơ quan soạn
thảo sửa đổi, bổ sung các quy định về bình đẳng giới, về lao động nữ trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) và trong năm 2019, một số ý kiến phản biện của Hội đã được Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu, chỉnh lý như vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh đến lao động khơng có quan hệ lao động, bảo vệ thai sản, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, quấy rối tình dục, thu hẹp khoảng cách giới, linh hoạt đối với các nhóm lao động trong quy định tuổi nghỉ hưu.
* Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA): là chủ thể
có nhiều lợi thế về mặt tổ chức và con người khi tham gia thực hiện PBXH. Là
tổ chức chính trị - xã hội của tri thức khoa học và công nghệ Việt Nam với các
hội thành viên chủ yếu ở thành phố, một số tổ chức ở nông thôn, được Nhà nước bảo hộ hoạt động. Nhờ một mạng lưới rộng khắp, VUSTA có khả năng tập hợp các nhà khoa học có uy tín, chun mơn cao thuộc nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ được đào tạo chun sâu ở nhiều nước, có q trình cơng tác lâu năm và tầm nhìn rộng để nghiên cứu, đóng góp ý kiến đánh giá, phản biện và giám định xã hội về những khía cạnh khác nhau của các dự án và cơng trình
trọng điểm của Nhà nước. VUSTA đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện, đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật quan trọng, mang tính thời sự cao về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường; khoa học và Công nghệ.
Theo Báo cáo chính trị số 943/BC-LHHVN ngày 31/12/2020 về “Phát
huy tinh thần đoàn kết và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và cơng nghệ, đối mới nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển Liên hiệp hội Việt
Nam vững mạnh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, từ năm 2015 -
2020, VUSTA tập hợp được đông đảo chuyên gia, trí thức ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau và đã thực hiện trên 3.000 nhiệm vụ tư vấn, phản biện, góp ý khách quan, thẳng thắn và kịp thời nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chủ trương, chính sách, các dự thảo văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhiều dự án đầu tư trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ như: tổ chức tư vấn phản biện các dự thảo luật quan trọng (Dự thảo
Luật chuyển giao cơng nghệ, Luật Báo chí, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp); Các dự án đầu tư trọng điểm (Dự án xây dựng nhà máy thép Cà Ná ở Ninh Thuận; Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh; Vấn đề sử dụng Amiang trong sản xuất vật liệu xây dựng; Dự án mỏ than đồng bằng sơng Hồng, Đề án hồn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân) ...
* Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam (Phòng Thương mại và công nghiệp- VCCI): Doanh nhân có vai trị quan trọng trong phản biện những chính
sách, văn bản pháp luật có ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. Nhà nước đã quy định về vị trí, vai trị cụ thể của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam trong việc tham gia PBXH đối với các luật liên quan đến đầu tư, phát triển kinh tế. VCCI tham gia phản biện chính sách trong việc bãi bỏ các giấy phép kinh doanh con, cải thiện thủ tục mua bán hóa đơn VAT và những thay đổi trong Luật Đầu tư, cũng như trong các vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá ba sa, da giày, dệt may; trong chính sách quốc gia về phòng chống tác hại lạm
dụng đồ uống có cồn; chính sách về độ cao container, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Chỉ tính riêng trong năm 2019, VCCI đã góp ý, phản biện 115 dự thảo văn bản QPPL gồm: 07 luật, 34 nghị định, 60 thông tư của Bộ trưởng và 9 quyết định; Chủ trì tổ chức và phối hợp tổ chức 16 hội thảo lấy ý kiến tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh đối với các dự thảo văn bản QPPL và các vấn đề chính sách để hồn thiện pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh. Là tổ chức tập hợp và đại diện mạnh mẽ cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI đã có nhiều nỗ lực phản ánh ý kiến phản biện, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước nhằm từng bước hồn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
* Báo chí, truyền thơng: với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo
chí truyền thơng có những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt vai trị phản biện. Tính chất phản biện của báo chí ngày càng thể hiện rõ nét thơng qua hoạt động góp ý kiến, kiến nghị và trở thành một kênh quan trọng phản ánh nhanh nhạy dư luận xã hội. Các dự thảo luật liên quan đến đời sống của nhân dân đều được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân. Sự cập nhật này vừa có ý nghĩa trong việc cung cấp thơng tin cho người đọc vừa là nơi người đọc tham gia PBXH.
* Đội ngũ Luật sư: trong nhiều năm qua, đội ngũ luật sư rất tích cực
tham gia phản biện với các Luật như: Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Không chỉ phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hành nghề, các góp ý của đội ngũ luật sư cịn đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân. Do đó, các góp ý vừa có tính thực tiễn vừa mang tính chun mơn và có thể đem lại giải pháp hữu hiệu trong hoạt động XDPL.
* Các chuyên gia, nhà khoa học: là những chuyên gia thuộc các lĩnh
vực khác nhau, được đào tạo bài bản và từ nhiều quốc gia tiên tiến về khoa học, công nghệ, có hiểu biết tương đối về ngoại ngữ, pháp luật, kinh tế và các
lĩnh vực khác. Do có chun mơn rất sâu về lĩnh vực hoặc ngành nghề của mình, nên họ biết được những tác động của pháp luật hiện hành lên các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực họ đang công tác. Các nhà khoa học có thể tự mình hoặc thơng qua các tổ chức, hiệp hội mà họ là thành viên để xác định nhu cầu pháp luật bằng việc phân tích chính sách; phát hiện những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành hoặc quá trình điều chỉnh pháp luật trên thực tế; đề xuất những ý tưởng, những ý kiến về sự phát triển của pháp luật trong tương lai; giới thiệu những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật ở các nước khác; tham gia phản biện về dự thảo văn bản QPPL, để phát hiện những sai sót của văn bản sau khi ban hành mà chưa có hiệu lực.
Ngồi ra, phải kể đến vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền
PBXH. Nhân dân gián tiếp tham gia vào các cơng đoạn của quy trình lập pháp bằng cách thơng qua đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên để đề đạt những nhu cầu, kiến nghị, đánh giá về chính sách,dự thảo luật. Hơn thế, nhân dân cịn trực tiếp tham gia vào các cơng đoạn của quy trình lập pháp, xây dựng các văn bản luật với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau.
2.1.2.2. Về đối tượng phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy
định: “đối tượng được hướng tới để cá nhân, tổ chức tham gia góp ý là các đề
nghị xây dựng văn bản QPPL và dự thảo văn bản QPPL”. Luật xác định việc
lập đề nghị xây dựng văn bản được áp dụng đối với luật, pháp lệnh, một số loại nghị định và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Việc tham gia phản biện
chính là tham gia ý kiến vào sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng và phạm vi điều chỉnh các nội dung chính sách được đề xuất trong đó, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn. Sau khi đề nghị xây dựng văn bản QPPL được thơng qua thì sẽ chuyển sang giai đoạn soạn thảo dự thảo văn bản QPPL (đối tượng để các cá nhân, tổ chức có thể tham gia phản biện).
Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc ban hành quy chế giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội đã quy định: “PBXH là việc nhận xét, đánh
giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”. Việc ban hành Quy chế thể
hiện bước tiến quan trọng mang tính đột phá trong đổi mới tư duy của Đảng về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội. Việc ban hành Quy chế là tiền đề để MTTQ Việt Nam
và các tổ chức chính trị xã hội làm tốt hơn chức năng đại diện và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, của đoàn viên, hội viên của tổ chức mình; là phương thức để mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Quy chế tạo điều kiện để người dân tham gia góp ý, phản biện xây dựng chính sách pháp luật, đảm bảo khi chính sách, pháp luật ban hành có tính khả thi, phù hợp với lịng dân.
Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định đối tượng PBXH của
MTTQ Việt Nam bao gồm các dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan Nhà nước. Nội dung PBXH
khá toàn diện bao gồm sự cần thiết; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh. Đối tượng PBXH của các tổ chức xã hội khác bao gồm văn bản QPPL, các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan Nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Với một số hội đặc thù, đối tượng PBXH là các chính sách có liên quan đến lĩnh vực đặc thù (ví
dụ như với VCCI, đó là các chính sách kinh tế, dự thảo văn bản QPPL liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp…)
Đối tượng của PBXH trong hoạt động XDPL ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Mỗi văn bản luật lại có phạm vi điều chỉnh riêng với mức độ tham gia của chủ thể phản biện khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất, sự ảnh hưởng
của văn bản, đối tượng thể hiện trên một số nét sau:
Thứ nhất, đối tượng của PBXH trong XDPL rất rộng. Số lượng các văn bản luật được PBXH trong những năm vừa qua ngày càng nhiều, liên quan đến nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, được xã hội quan tâm. Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản luật là những cơ quan được quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL, tuy nhiên các cơ quan này chỉ có thể ban hành những loại văn bản nhất định. Nội dung, những
vấn đề phát sinh mới trong đời sống là chất liệu để hình thành những quy định
trong các văn bản luật. Thực tế tạo ra cho chúng ta hệ thống các văn bản chất lượng, điều chỉnh hầu hết các vấn đề trong đời sống từ việc kinh doanh, bn bán, trao đổi hàng hóa, cơng nghệ, chất lượng sống, quyền con người, những giá trị sinh thái, ô nhiễm môi trường cho đến việc quản lý Nhà nước, địa giới hành chính, lãnh thổ.
Thứ hai, các quy định pháp luật có sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình soạn thảo khi được phản biện từ phía xã hội. Nhiều quy định đã có sự