4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứ u
1.5. Phản biện xã hội trong hoạt động XDPL tại một số quốc gia trên thế giới
1.5.4. Thụy Điể n
Kinh nghiệm ở Thụy Điển cho thấy, PBXH giúp nâng cao chất lượng chính sách. Tại Thụy Điển thừa nhận nguyên tắc: “các quy định cần được xây dựng một cách cởi mở và minh bạch với những thủ tục phù hợp nhằm thu hút
những ý kiến đóng góp kịp thời và hiệu quả từ các bên liên quan, chẳng hạn
Người dân cần có thông tin về những vấn đề mà họ sắp phản biện trong
mọi thời điểm. Thiếu thông tin có thể làm cho người dânđôi khi tỏ ra lưỡng lự
hoặc không sẵn sàng đóng góp ý kiến hoặc coi các vấn đềđó không đáng quan tâm khi cho rằng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng. Tham khảo ý kiến nhân dân thông qua bầu cử tự do và công bằng ở tất cả các cấp
(trung ương, vùng và địa phương), thể hiện tính dân chủ của Nhà nước.
Ở Thụy Điển, Nhà nước tạo cơ hội cho công dân đóng góp ý kiến đối với các chính sách, dự án Luật bằng các hình thức: xây dựng những khuôn
khổ luật pháp, chính sách và thể chế cho việc PBXH được tiến hành rộng rãi
(các cuộc thăm dò ý kiến người dân với kết quả có tính ràng buộc pháp lý đối
với Nhà nước); tham khảo từng nhóm người dân chuyên biệt trong xã hội
(chủ yếu trong quá trình phân tích ảnh hưởng chính sách); thu thập phản hồi
thông qua đơn thư của nhân dân(theo luật pháp về thủ tục hành chính). Trong đó có chứa những thông tin quan trọng cho việc hoạch định chính sách và ra quyết định của Nhà nước.
Như vậy, Nhà nước phải nhận thức được thời gian, sự quan tâm và những ý tưởng mà công dân đầu tư vào việc trả lời các phiếu câu hỏi, điều tra qua điện thoại hay tham gia một cuộc hỏi đáp. Trách nhiệm của Nhà nước là xây dựng
các thủ tục về PBXH thuận lợi nhất cho người dân tham gia, bằng những biện pháp cụ thểnhư tổ chức các sự kiện ngoài giờ làm việc, hỗtrợtài chính.