4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứ u
1.1. Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.1.1. Quyền con người, quyền công dân là gì?
1.1.1.1. Khái niệm quyền con người
Wolfgang Benedek từng nhận xét: "Không có cụm từ nào trong lịch sử
gần đây của loài người lại có nhiều đặc quyền để chịu trách nhiệm và gánh vác
định mệnh của con người như cụm từ quyền con người". Do vậy Quyền con
người là mộtthuậtngữ có tínhbao quát, có mứcđộảnhhưởng vô cùnglớnđến đờisốngchínhtrị - xã hội – pháp lý củatấtcả các quốcgiatrên thếgiới.
Quyền con người được nghiên cứu, đánh giá trên nhiều góc độ với nhữngđịnh nghĩa sau: (1)Tuyên bố Viên và Chương trình hành động (1993):
"Quyền con người và tự do cơ bản là quyền bẩm sinh của mọi người được
hưởng; việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó là trách nhiệm trước tiên của
Chính phủ"; (2) Tài liệu hỏi đáp về quyền con người của Liên hợp quốc
(1994): "Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà
nếu không được bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người";
(3) Văn phòng Cao ủy Liênhợp quốc (OHCHR): "Quyền con người là những
bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống
lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những
sự được phép và tự do cơ bản của con người"; (4)Quỹ phát triển phụnữLiên
hợp quốc (UNIFEM): "Quyền con người là sức mạnh ý chí để đảm bảo và
vào ý thích, hoàn cảnh hay sự ưu đãi"; (5)Giáo trình Lý luận và pháp luậtvề quyền con người của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009): “Quyền
con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế". Như vậy, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt
nguồntừphẩmgiá vốn có củatất cảmọingười,được ghinhận,bảođảm bằng
pháp luậtquốcgia và quốc tế.
1.1.1.2. Khái niệm quyền công dân
Sự hình thành khái niệm quyền công dân gắn liền với chủ nghĩa lập hiến của cách mạng tư sản và được ghi nhận trong các bản Tuyên ngôn, Hiến
pháp của một số quốc gia thời kỳ cận đại. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp (1789) ghi nhận: “Một xã hội mà trong đó sự bảo đảm quyền công dân không được chắc chắn, sự phân chia quyền lực không được ổn định
thì xã hội đó hoàn toàn không có Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp Hoa Kỳ
năm 1868 (Điều sửa đổi thứ 14) quy định: “Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền
bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ”; Quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen cho rằng: "Quyền công dân là các quyền cơ bản được đặc biệt bảo đảm cho các công dân của một quốc gia cụ thể; ví dụ như quyền bầu cử,
ứng cử hay quyền tiếp cận với các dịch vụ công tại một quốc gia nào đó"; học
giả Wolfgang Benedek cho rằng: "Quyền công dân có thể phát sinh trực tiếp từ quyền tự nhiên hay gián tiếp thông qua các sắp xếp chính trị trong một xã hội được xây dựng với sự thỏa thuận của người dân thể hiện trong các Hiến
pháp và các luật lệ". Như vậy, quyền công dân là tổng hợp các quyền và tự
do cơbản của mỗi cá nhân, tạonên địavị pháp lý của cá nhântrong mối quan
hệ với nhà nước thông qua chế định quốc tịch được thừa nhận và bảo đảm bằngHiến pháp và pháp luậtcủaquốcgia.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có của con người từ lúc sinh
ra, còn quyền công dân trước hết cũng là quyền con người nhưng việc thực hiện nó gắn liềnvới quốc tịch, tức là vị thế pháp lý của công dân trong quan
hệ với Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm đối với công dân của nước mình. Chỉnhững người có quốc tịch mới được hưởng quyền công dân của quốc gia đó như quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng quyền con người và quyền công dân có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền
con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợiíchhợp pháp củangười khác.