4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ nhất, đây là hoạt động mang tính chính trị- pháp lý kết hợp tính xã hội
sâu sắc. Tính chính trị- pháp lý kết hợp tính xã hội của PBXH trong hoạt động
XDPL thể hiện ở hai khía cạnh:
(1) Pháp luật vừa mang bản chất quyền lực vừa mang bản chất xã hội,
chịu sự kiểm soát của người dân (chủ thể của quyền lực), của xã hội. Chính vì thế pháp luật ban hành ra phải phù hợp với lợi ích chung của xã hội nhưng
quyền lực Nhà nước phải được tất cả các thành viên trong xã hội tuân thủ nghiêm chỉnh.
(2) PBXH mang bản chất xã hội nhưng đối tượng của PBXH lại là thiết
chế và hoạt động quyền lực Nhà nước. PBXH được tiến hành bởi các lực lượng xã hội bao gồm nhiều thành phần, giai cấp, tầng lớp với lợi ích khác nhau, nên
khơng thể mang tính xã hội thuần túy mà cịn bao hàm cả tính chính trị. Tính chính trị thể hiện ở việc giới cầm quyền có thể lợi dụng PBXH để can thiệp vào
các hoạt động chính trị, cịn người dân hoặc các nhóm lợi ích vì lợi ích của cá
nhân mình có thể tiến hành PBXH đi ngược với ý chí và quyền lợi chung của đất nước. Đối với các thế lực đối nghịch, trong những điều kiện nhất định, tính chính trị thể hiện ở việc lợi dụng PBXH như một hình thức cơng khai chống đối các chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, các chủ thể thực hiện PBXH trong hoạt động XDPL có sự
độc lập trong việc thu thập thơng tin, lập luận để đưa ra chính kiến riêng
của mình. Tính độc lập chính kiến tạo ra mơi trường, điều kiện để chủ thể
theo dõi, đánh giá, đưa ra được những nhận xét mang tính độc lập. Tính độc
lập gắn với vị trí, vị thế độc lập (tương đối) của chủ thể PBXH, nhờ đó chủ thể có khả năng xem xét các khía cạnh khác nhau của văn bản pháp luật và góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, giá trị của những quy định được
phản biện. Nhờ tính độc lập mà các lập luận, đánh giá trong PBXH không
chịu sự chi phối của bất kỳ ai, mới thực sự là tiếng nói của chủ thể phản
biện. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nếu mất đi đặc điểm này thì tính chất
phản biện sẽ giảm hoặc khơng cịn tính giá trị.
Mặt khác, tính độc lập có thể có tính chủ quan nhưng phải đảm bảo được những yếu tố khách quan nhất định. Tính khách quan, trung thực thể
hiện ở chỗ nó khơng phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan soạn thảo văn bản
pháp luật, dù không tiếp thu hoặc tiếp thu ở mức độ nào thì ý kiến phản biện vẫn phải được lập luận trên một cơ sở khoa học nhất định. Đây là tiêu chí cơ
bản xác định chủ thể đại diện cho tiếng nói của nhân dân, bảo vệ lợi ích của người dân nhằm góp phần làm cho các chính sách pháp luật của Nhà nước
phản ánh được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn.
Thứ ba, PBXH trong hoạt động XDPL mang tính phổ biến, lịch sử và
khách quan. Tính phổ biến, lịch sử của PBXH trong hoạt động XDPL được
quy định bởi đặc tính dân chủ của Nhà nước pháp quyền: chỉ trong Nhà nước pháp quyền dân chủ thì PBXH mới trở thành nhu cầu tự thân của từng cá nhân,
của xã hội và Nhà nước; là điều kiện để cá nhân, công dân, tổ chức thực hiện quyền tham gia của mình và là nghĩa vụ của Nhà nước pháp quyền trong việc bảo đảm điều kiện để công dân thực thi quyền. Sự tham gia của các tổ chức xã
hội và người dân vào các công việc quản lý xã hội đang là xu thế chung của
nhiều nước trên thế giới. Một số chức năng do các cơ quan Nhà nước quản lý sẽ tiến hành xã hội hóa dưới sự tham gia của các tổ chức xã hội.
Tính phổ biến, lịch sử của PBXH trong hoạt động XDPL thể hiện ở xu hướng phát triển khách quan về phạm vi, quy mơ nội dung, hình thức, phương
thức thực hiện PBXH trong hoạt động XDPL. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tranh luận càng trở nên cần thiết và là yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. XDPL ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền lợi của các tầng lớp trong xã hội, vì thế họ phải biểu lộ ý kiến của mình. Chủ thể phản biện nói lên
tiếng nói mình nhưng phải đảm bảo ý kiến đó là tiếng nói trung thực, khách quan của cá nhân, của nhóm mà mình đại diện. PBXH trong hoạt động XDPL vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan của chủ thể phản biện, đó là ý kiến phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của người dân.
Thứ tư, PBXH trong hoạt động XDPL mang tính mục đích và tính dân chủ
rộng rãi. Từ góc độ của cá nhân, tổ chức, mục đích hướng tới của họ chính là các
phát từ các nhu cầu về thỏa mãn về các giá trị vật chất, tinh thần, sức khỏe, môi
trường sống và đảm bảo các quyền cơng dân. Từ góc độ của Nhà nước, mục đích hướng tới chính là việc quản lý Nhà nước được bảo đảm thơng qua việc các chính sách, văn bản pháp luật được thực hiện trên thực tế, phát huy các giá trị pháp lý và ít bị thay đổi. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khoa học, mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn đời sống.
Mục đích chung giữa Nhà nước và cá nhân, tổ chức hướng tới chính là
tính ổn định, cơng bằng, khách quan trong việc thực hiện các quyền và trách
nhiệm pháp lý được ghi nhận trong các chính sách, văn bản pháp luật. Lợi ích của cá nhân, tổ chức được bảo đảm sẽ hình thành thói quen tuân thủ các
QPPL nhằm hạn chế các thế lực thù địch lợi dụng PBXH tiến hành chống phá
các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể để PBXH được thực hiện một cách nghiêm túc.
Tính dân chủ thể hiện ở việc phản ánh quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội về việc xây dựng và sửa đổi văn bản luật. Vì thế,
cần phải để các đối tượng đó tham gia từ khi xây dựng đến khi thực hiện. Trong xã hội có dân chủ, những ai bị văn bản luật tác động đều có quyền phản biện và quyền được tơn trọng sự phản biện của mình. Thực tế cho thấy văn bản
pháp luật từ khi còn là dự thảo cho đến khi được ban hành nếu tổ chức PBXH tốt sẽ huy động được sự sáng tạo, trí tuệ tập thể của tồn xã hội. Từ đó tránh được tình trạng văn bản pháp luật thiếu cơ sở pháp lý và khơng phù hợp với tình hình thực tế của đời sống xã hội.
1.3. Các nội dung chính của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam