4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứ u
1.1. Nhà nước ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
1.1.3. Các quyền dân sự, chính trị của công dân và trách nhiệm hiến
định của Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự, chính trị của công dân (nguyên tắc không được hạn chế quyền con người, quyền công dân trái Hiến pháp)
Các quốc gia thành viên của Công ước quốc tế đã cam kết và ghi nhận các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp và pháp luật nhằm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền của công dân. Ở Việt Nam, Điều 14, Hiến pháp năm
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Cụ thể hóa các quyền vềdân sự, chính trị tại
điều 25 như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" và quyền tham gia quản lý Nhà nước (từ
điều 27 đến điều 30), với các quyền cụ thểbao gồm:
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Báo chí năm 2016 quy định quyền tự do báo chí của công dân bao
gồm: “sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi
thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in (Điều 10) và các quyền tự
do ngôn luận trên báo chí của công dân”. Luật Xuất bản năm 2012 quy định
công dân được công bố các tác phẩm của mình cho công chúng, Nhà nước
bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua
nhà xuất bản và bảo hộquyền tác giả, quyền liên quan.
- Quyền tiếp cận thông tin: Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ trách
nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền
con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc quy định quyền tiếp cận thông tin đáp ứng nhu cầu chủ động tìm kiếm thông tin
một cách đẩy đủ, chính xác và trách nhiệm cung cấp thông tin chính thống và có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cơ quan tạo ra thông tin. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã quy định cụ thể việc thực hiện quyền tiếp cận
thông tin của công dân, nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền
- Quyền tự do hội họp và lập hội: là quyền cơ bản của công dân được
quy định trong Hiến pháp năm 2013. Đây là nhu cầu tự nhiên của con người,
vì thế Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn phải tạo các điều kiện cần thiết
để đáp ứng nhu cầu tụ họp của người dân để họ có thể trao đôi, bàn bạc, thảo luận, đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhóm người có cùng lợi
ích, sởthích và nhu cầu chung của xã hội.
- Quyền biểu tình: là quyền tựdo, dân chủ của công dân, được quy định lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, sau đó được quy định trong
Hiến pháp năm 1959 (Điều 25). Hiện nay các hoạt động tập trung đông người
ở nơi công cộng để biểu đạt nguyện vọng nhằm ủng hộ hoặc phản đối liên
quan tới một vấn đề, sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội được thực hiện theo Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính phủ về “quy định
một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” và Thông tư số 09/2005/TT-
BCA của Bộ Công an ngày 05/09/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định số38/2005/NĐ-CP. Trong thời gian tới, Dự án Luật Biểu tình tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý bảo
đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nâng cao hiểu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động biểu tình.
- Quyền bầu cử, ứng cử(Điều 27): “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, HĐND”. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
năm 2015 đã mởrộng thêm “cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp
- Quyền tham gia thảo luận, kiến nghị với các cơ quan nhà nước và biểu
quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý:Công dân có quyền tham gia quản
lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Quyền này được cụ thể hóa
trong nhiều văn bản QPPL như Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo, Luật Phòng chống tham nhũng...,trong đó, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những
nội dung nhân dân giám sát...
Điều 5 Luật Trưng cầu dân ý năm 2015 quy định: “công dân đủ mười
tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý, quyết định trực tiếp các vấn đềquan trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý.
- Quyền khiếu nại, quyền tố cáo và trách nhiệm tiếp công dân của cơ quan Nhà nước (Điều 30): “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những
quyền dân sự, chính trị quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân, công dân với nhà nước, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước. Luật Khiếu nại năm
2011 (Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020); Luật Tố cáo năm
2018 (Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019); Luật Tiếp công dân năm 2013 (Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014), là những văn bản luật quan trọng quy định cụ thể về quyền khiếu nại, quyền tố cáo và cơ chế
thực hiện bảo vệ quyền vủa công dân, gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố
1.1.4. Phản biện xã hội – tiếp cận từ việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị của công dân và trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm để người dân thực hiện phản biện xã hội
Có thể thấy rằng các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị của cá nhân trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Quyền tự do ngôn luận, tự do thể hiện tư tưởng, tự do biểu đạt quan điểm đã được các thể chế dân chủ trên thế giới thừa nhậnvà bảo đảm thực hiện. Quyền này luôn xuất hiện, tồn tại, được ghi nhận, được tôn trọng và được bảo đảm trong các xã hội dân chủ, được xem như là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội. PBXH chính là một hình thức để thể hiện quyền dân chủ, trong đó quyền dân sự, chính trị là tiền đề, là điều kiện cơ bản cần thiết để người dân thực hiện PBXH.
Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về một số quyền con người, quyền công dân có nội dung liên quan đến PBXH như quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, quyền trưng cầu ý dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Điều 28 Hiến pháp quy định: “1.Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong
việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Có thể thấy rằng ở
Việt Nam trong những năm gần đây, nhân dân tham gia phản biện đối với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ngày càng nhiều. Những ý kiến của nhân dân đã góp phần giúp cho các chính sách, chủ trương, các kế hoạch của Nhà nước hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao. Nhân dân tham gia PBXH là một cách thể hiện quyền công dân, đồng thời đó cũng là hình thức đi đến đồng thuận xã hội. Để làm tốt các quyền này, Nhà nước phải có
trách nhiệm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng,bảo vệ và bảo đảm quyền con người,quyền côngdân.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.2.1. Khái niệm và các thuật ngữ có liên quan đến phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.2.1.1. Khái niệm phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Trong thời đại ngày nay, PBXH là một trong những vấn đề quan trọng để các quốc gia hướng tới nền dân chủ, do vậy có nhiều quan điểm khác nhau về PBXH. Tác giả Nguyễn Thị Tâm cho rằng: “PBXHlà sự biện luận, thẩm định, đánh giá của các lực lượng xã hội đối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án xã hội... liên quan đến lợi ích của mọi thành viên trong xã hội nhằm phát hiện, bổ sung, chứng minh, khẳng định hoặc bác bỏ, phủ định một chủ trương, chính sách hay đề án xã hội đang hình thành hay đã côngbố”[83,
tr 78,82]. Trong tác phẩm: PBXH – nhìn từ góc độ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Động, có đoạn viết: “PBXH là sự phê phán, phê bình, sự phản
ứng của xã hội, có tổ chức, có mục đích và đối tượng rõ ràng, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nhất định, mang tính xây dựng đối với chủtrương, chính sách pháp luật, văn bản QPPL của Nhà nước cả ở giai đoạn đề xuất,
soạn thảo (hay xây dựng) lẫn trong giai đoạn thực thi các văn bản đó, nhằm
cung cấp những luận cứ để Nhà nước sửa đổi, bổsung, hoàn thiện những chủ trương và văn bản nhất định hoặc hủy bỏ các chủ trương và văn bản mà việc
áp dụng chúng đã, đang gây tổn hại về vật chất, tinh thần cho xã hội hoặc làm tổn thương cho môi trường” [32, tr3,7]. PBXH là hoạt động có chất lượng khoa học cần đáp ứng các điều kiện nhất định. PBXH bên cạnh giá trị khoa
học còn có yếu tố xã hội, tức là phản ánh các quan điểm, quyền lợi của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. “PBXHkhông phải lúc nào cũng dựa trên cơ sở lập luận khoa học thuần tuý và các yếutố quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội được phản ánh thông qua chủ thể phản biện” [112].
Trong tác phẩm: PBXH - Một số vấn đề chung và phương thức phản
biện xã hội, Trần Đăng Tuấn cho rằng: “PBXH là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng định, bổ sung, hoặc bác bỏ một đề án
(phương án, dự án)xã hội đã được hình thành và công bố trước đó [88]. Nhìn
nhận trên phương diện quyền lợi, Phạm Quang Tú cho rằng: “PBXH là sự phản tư của các lực lượng xã hội đối với những kiến tạo chính sách, thể chế... trực tiếp liên quan đến quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng, từ đó giúp các cơ quan hữu quan điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn” [85].
Theo tác giả Vũ Hồng Anh: “PBXH là sự phản hồi của xã hội với hệ thống lãnh đạo, quản lý thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có tính thuyết phục. PBXH được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chủ thể phản biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến những người lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố thể chế xã hội. Hình thức PBXHphụ thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, trình độ tổ chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử” [1, tr.9] hoặc “PBXHlà sự phản ánh chính kiến của xã hội đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật do hệ thống lãnh đạo, quản lý đề ra, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá, phân tích có căn cứ và có sức thuyết phục, được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chủ thể phản biện; có chức năng chuyển tải nhu cầu, nguyện vọng của xã hội đến hệ thống lãnh đạo và quản lý; có tác dụng thúc đẩy nền dân chủ xã hội và củng cố thể chế xã hội. Hình thức PBXH tùy thuộc vào truyền thống văn hóa chính trị, trình độ tổ chức dân chủ của từng nơi, từng thời kỳ lịch sử [39]. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có sự lựa chọn các hình thức PBXH khác nhau, điển hình và
trọng tâm. Ví dụ: hình thức lấy ý kiến của nhân dân đối với dự án luật trong thời kỳ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc thu thập ý kiến qua mạng
internet là một thế mạnh. Hình thức này mang đến sự nhanh chóng, cập nhập thông tin liên tục và nhận được sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình phản biện.
“Xây dựng pháp luật là hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật
đối với các quan hệ xã hội. XDPL là một quá trình hoạt động phức hợp, bao gồm rất nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng
tiến hành, nhằm chuyển hóa ý chí của Nhà nước, của nhân dân thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện
dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản QPPL” [26,
tr8]. Để tổ chức và quản lý các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, Nhà nước phải tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức trong đời sống xã hội. Do đó, PBXH trong hoạt động XDPL được xem là sự đánh giá về tính hợp lý, sự chính đáng, đúng đắn của một chính sách hay quy định pháp luật của Nhà nước dưới góc độ lợi ích của toàn xã hội hay một nhóm xã hội nào đó. PBXH trong hoạt động XDPL có tác dụng mở rộng và thực hành
dân chủ, phản ánh quan điểm, chính kiến của chủ thể phản biện (cá nhân hoặc
tổ chức) đối với các vấn đề có ảnh hưởng lớn hoặc lâu dài đến lợi ích của Nhà
nước, xã hội và của mỗi cá nhânthông qua việc ban hành các văn bản QPPL.
Trên cơ sở các luận giải và phân tích, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm
về PBXH trong hoạt động XDPL như sau: PBXH trong hoạt động XDPL là
sự đánh giá, phân tích, lập luận, thể hiện chính kiến, ý kiến tích cực của chủ thể phản biện, sự phản ứng của xã hội đối với các văn bản QPPL nhằm khẳng định cái đúng, cái chưa đúng hoặc sai của các chính sách, các văn bản QPPL, để các quy định của pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc